DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

11 lợi ích của phân bón sinh học mang đến cho cây trồng

Lợi ích của phân bón sinh học

Như bài viết trước đã phân tích, lạm dụng phân bón hóa học trên đồng rộng đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng: phá hoại hệ sinh thái và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Để đón đầu xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, người nông dân đã và đang thay thế phân bón hóa học bằng Phân bón sinh học hay các chế phẩm sinh học cải tạo đất. Chung tay bảo vệ hệ sinh thái và nâng cao chất lượng nông sản Việt bằng cách khai thác lợi ích của phân bón sinh học.

Phân bón sinh học giúp tiết kiệm 30 – 50% chi phí cải tạo đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng

Hiện nay chế phẩm sinh học đang dần trở nên quen thuộc với người nông dân. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh sinh học, bón phân hữu cơ (phân bón sinh học) hiện đang là xu hướng, bởi vì nó không chỉ an toàn cho sức khỏe con người mà còn góp phần nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường

Sử dụng các chế phẩm sinh học là tiền đề giúp bà con nông dân tạo ra sản phẩm chất lượng cao, dễ dàng đạt tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGap, Organic Mỹ, Úc,… Mở ra con đường xuất khẩu cho nông sản Việt.

Phân bón sinh học là gì? Tại sao nên sử dụng phân bón sinh học?

Theo Khoản 3, điều 3 Nghị định 84/2019 Quy định về quản lý phân bón của Chính Phủ Việt Nam:

Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axit humic, axit fulvic, axit amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân nhóm các loại phân bón sinh học:

Phân loại phân bón sinh học

Phân loại phân bón sinh học – Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón

 

Lợi ích của phân bón sinh học mang đến cho cây trồng và nguồn tài nguyên đất

Lợi ích khi sử dụng phân bón sinh học

Công dụng đối với cây trồng:

  • Giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển mạnh.
  • Nâng cao năng suất và khả năng đậu trái.
  • Tạo ra nông sản thơm ngon hơn với hương vị đặc biệt, chất lượng và an toàn.
  • Giúp cây trồng tăng độ chống chịu với khô hạn.
  • Tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cây
  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng chống lại virus, nấm bệnh và sâu bệnh.

Đối với nguồn tài nguyên đất:

  • Cân bằng cấu trúc đất và hệ sinh thái: các vi sinh vật có lợi trong phân bón sinh học hỗ trợ cân bằng dinh dưỡng, cấu trúc vi sinh vật trong đất giúp ổn định hệ sinh thái môi trường đất.
  • Có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và bảo tồn tài nguyên đất chống lại thoái hóa.
  • Cố định nitơ tự do, hòa tan phốt pho trong đất. Tiêu diệt nấm, vi khuẩn, virus gây hại mà không để lại tác động xấu đến môi trường.
  • Hòa tan và đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong đất, giúp cây trồng hấp thu thu tốt hơn.
  • Các vi sinh vật có trong phân bón sinh học cho khả năng phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ khó tiêu góp phần làm sạch môi trường

Những nhóm sản phẩm phân bón sinh học – chế phẩm sinh học được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp

Nhóm ứng dụng phòng trừ dịch hại cây trồng

Bệnh hại và sâu hại là 2 nguyên nhân chính gây tác động xấu đến cây trồng. Chế phẩm sinh học ứng dụng trong lĩnh vực phòng trừ bệnh hại và sâu hại được gọi là Thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Các Chế phẩm sinh học/ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học này có khả năng tiêu diệt nấm bệnh trong đất, ngăn ngừa sâu hại cũng như phòng ngừa lây lan bùng phát dịch bệnh. Đây được xem là nhóm sản phẩm sinh học nông nghiệp được tin dùng rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất cho cây trồng.

Ngoài ra, các chế phẩm sinh học không chỉ có khả năng tiêu diệt sâu bệnh, phòng ngừa dịch hại mà còn có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh vàng lá thối rễ, cung cấp dinh dưỡng tăng khả năng ra hoa, cho trái đẹp hơn giúp nâng cao năng suất từ đó mang đến vụ mùa bội thu cho người nông dân.

Nhóm dùng cải tạo đất, xử lý phế phẩm nông nghiệp: một trong những lợi ích tuyệt vời của phân bón sinh học

Một trong những lợi ích của phân bón sinh học phải kể đến là: Chế phẩm sinh học cải tạo đất, các loại phân bón sinh học giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng,..

Các loại chế phẩm sinh học này khi thẩm thấu vào đất sẽ phát huy tác dụng cải thiện kết cấu lý, hóa, tính của đất: độ ẩm, khả năng giữ nước, tăng cường các chất hữu cơ có lợi,… Không những thế còn giúp giải phóng đất khỏi những nguyên nhân gây thoái hóa đất khác như: vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại,..

Về lâu dài, phân bón sinh học giúp bảo vệ nguồn tài nguyên đất, cải tạo đất, tạo điều kiện tốt nhất để cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra còn có các chế phẩm sinh học đặc hiệu giúp cải tạo đất phèn, chua mặn giúp cân bằng độ pH tự nhiên trong đất, phát triển hệ vi sinh vật có lợi trong đất. Tái tạo đất màu mỡ trở lại, có thể tiếp tục sử dụng làm đất canh tác cho cây trồng.

Hiện nay xu thế sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn không tồn dư thuốc BVTV đang là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Nền nông nghiệp việt nam cần hướng đến “Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững”.

Công ty chúng tôi là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm phân bón sinh học phục vụ cho nền nông nghiệp, đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho bà con nông dân.

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.