DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

Những hệ lụy khi lạm dụng phân bón hóa học trên đồng ruộng

Tác hại khi lạm dụng phân bón hóa học trên đồng ruộng

Kỳ 1: Hậu quả nguy hại khi lạm dụng phân bón hóa học đối với cây trồng và sức khỏe con người

Vào giai đoạn những năm 1990, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng như các loại phân bón hóa học được xem như vị cứu tinh của nền nông nghiệp Việt Nam. Phân bón hóa học (phân bón vô cơ) phát huy khả năng kích thích quá trình sinh trưởng nhanh, tăng năng suất cây trồng, từng bước trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của mọi người nông dân. Tuy nhiên theo thời gian, khi lượng phân hóa học dư thừa ngấm vào lòng đất, gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, trở thành tác nhân chính gây thoái hóa đất. Hành động lạm dụng phân bón hóa học chính là nguyên nhân chủ yếu đẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, hơn cả thế còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu ảnh hưởng của hóa học đến môi trường qua những chia sẽ thực tế ngay sau đây.

Hậu quả của lạm dụng phân bón hóa học

Những hệ lụy khi lạm dụng phân bón hóa học đối với cây trồng và nguồn tài nguyên đất trong canh tác nông nghiệp phải kể đến là:

  • Phân Hóa Học tiêu diệt các tập đoàn vi sinh vật có lợi trong đất: Đất được coi là một vật thể sống. Khi chúng ta sử dụng phân bón hóa học lâu năm từ năm này sang năm khác thì các axit được tạo thành và sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu từ các cơ thể sinh vật đất đã chết phân hủy ra. Các chất mùn này có tính năng liên kết với các hạt đá li ti tạo nên sự phì nhiêu cho đất
  • Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: Các vi sinh vật phát triển quanh rễ của cây trồng nhằm bảo vệ cho cây trồng miễn nhiễm khỏi 1 chứng bệnh nào đó. Phân hóa học chính là nguyên nhân giảm khả năng miễn dịch của cây trồng qua việc giết chết các vi sinh vật này.
  • Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Quanh rễ cây thì có các vùng lông hút. Các keo đất có trong mùn hữu cơ giúp vận chuyển các chất khoáng từ đất đến hệ thống rễ cây và đi nuôi lên nuôi dưỡng cây trồng. Những hạt mùn (mùn trong đất) có khả năng hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác.
  • Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được, gây ảnh hiểm nghiêm trọng đến hệ sinh thái nói chung.

Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường

Thoái hóa đất đai đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối được toàn thế giới quan tâm.

Chủ đề ngày thế giới chống sa mạc hóa, khô hạn của Việt Nam năm 2020 là “Tiêu dùng và đất đai” nhằm nhấn mạnh đến những phương án nỗ lực tìm ra giải pháp giúp ngăn chặn và hạn chế tình trạng đất bạc màu, thoái hóa không cứu vãn được. Cùng đồng hành với người nông dân trong công cuộc xây dựng và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, chất lượng cao.

 

Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường

Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường

Ảnh hưởng của hóa học đến môi trường là không thể kể xiết được, điển hình là việc lạm dụng phân bón hóa học – thực trạng đang làm cho đất thoái hóa ở vùng Tây Nguyên nước ta hiện nay. Trong sản xuất nông nghiệp, khi sử dụng phân bón hóa học, sẽ cho tác dụng tức thì giúp cây trồng phát triển nhanh với chi phí thấp. Còn ngược lại, khi sử dụng các loại phân hữu cơ, phân sinh học thì tốn nhiều thời gian mới cho tác dụng.

Từ những việc đó nên phân bón hóa học thường được ưu tiên sử dụng để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, vùng đất đai được sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài sẽ để lại tồn dư một lượng lớn phân hóa học vì cây chưa kịp hấp thu kịp.

Lạm dụng phân bón hóa học làm gia tăng lượng phân bón hóa học dư thừa, làm cho đất bị axit hóa, dẫn đến đất chua và đất bị ngộ độc gây thoái hóa đất nghiêm trọng. Cây trồng cũng vì thế kém phát triển, giảm năng suất đáng kể.

Phần tiếp theo: Phân bón sinh học giúp tiết kiệm 30 – 50% chi phí cải tạo đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.