BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Tìm hiểu nguyên nhân cây bị thối rễ và cách xử lý tận gốc

Cách cứu cây bị thối rễ

Trong hệ sinh thái của đất, tồn tại rất nhiều loại vi sinh vật có lợi cho sự phân giải và chuyển hóa dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số loại nấm gây hại cho cây như phytophthora, fusarium. Chúng tấn công trực tiếp lên bộ rễ của cây, làm cây bị thối rễ, mất khả năng hút dinh dưỡng,  gây chết cây nếu không phát hiện kịp thời. 

Cây bị thối rễ hiện nay đang là mối lo ngại lớn đối với người nông dân. Nhận biết được nguyên nhân cây bị thối rễ, dấu hiệu cây bị thối rễ sẽ giúp bà con ngăn chặn và có cách xử lý bệnh đúng đắn hơn.

Tìm hiểu nguyên nhân cây bị thối rễ và cách xử lý tận gốc

Dấu hiệu nhận biết cây bị thối gốc, thối rễ

Hình ảnh cây bị thối rễ

Hình ảnh cây bị thối rễ

Cây bị thối rễ sẽ thối mục từ chân lên ngọn, nên rất khó phát hiện ngay từ đầu và có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Dấu hiệu nhận biết ban đầu là cây khỏe mạnh nhưng lá bị vàng, quăn lại vào ban ngày nhưng bình thường vào ban đêm, lá cây úa tàn từ cuống, chồi cây có thể rộp lên bất thường và nhũn ra.

Rễ lúc này thường có màu nâu, sau chuyển sang màu đen, có mùi thối và lớp vỏ bên ngoài dễ bị bong tróc, bị hại nặng có thể chết cây.

Nguyên nhân dẫn đến cây bị thối rễ

Nguyên nhân cây bị thối rễ

Nguyên nhân cây bị thối rễ

Cây bị thối rễ chủ yếu do đất ngậm quá nhiều nước, vượt giới hạn chịu đựng của cây, lâu dài tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh phát triển gây thối rễ. Những yếu tố làm nước ứ đọng lâu trong đất gây thối rễ cây như: 

  • Tưới thừa nước: tưới nhiều nước dễ làm đất bị úng nước, rễ bị ngộp, oxi trong đất giảm, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
  • Đất thẩm thấu kém: Đất ngoài vườn, luôn được các vi sinh vật như giun, côn trùng biến đổi tạo nên các rãnh giúp đất thoát nước tốt hơn đất trong chậu. Đất trong chậu sau một thời gian sẽ chặt lại, hạn chế khả năng thẩm thấu và thoát nước cho cây.
  • Thời điểm tưới nước: Mùa đông là khoảng thời gian đại đa số cây trồng trao đổi chất sinh trưởng chậm nhất trong năm. Tưới nước quá nhiều trong thời điểm này có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Chất liệu chậu trồng: Khả năng giữ nước của mỗi loại vật liệu chậu cũng khác nhau. Chậu nung có khả năng thoát nước tốt hơn chậu nhựa và kim loại, vì vậy cần cân nhắc loại chậu phù hợp để để có thể có cách tưới phù hợp cho cây.
  • Do nấm bệnh: Khi mưa xuống, độ ẩm trong đất tăng cao, nấm có hại tồn tại trong đất như Fusarium, Phytophthora, Pythium, và Rhizoctonia,… sinh trưởng và phát triển gây hại lên rễ, làm rễ cây bị thối, mất khả năng hút dinh dưỡng, lâu dần các bộ phận của rễ sẽ chết dần, rễ biến thành mùn và chết cây.
  • Ngoài ra, cây bị thối rễ có thể do đất trồng bị thoái hóa, dinh dưỡng không đủ nuôi cây, sức đề kháng của cây kém làm vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh cho cây. Các dụng cụ làm vườn, xử lý cây bệnh không được khử trùng sạch sẽ cũng là nguyên nhân làm phát tán mầm bệnh.

Một số loại cây trồng thường bị thối rễ

Cây mai bị thối rễ 

Cây mai bị thối rễ

Cây mai bị thối rễ

Cây mai rất dễ chết nếu bộ rễ bị tấn công bởi côn trùng hay nấm bệnh. Khi mưa xuống, chậu bị ngập úng nước tạo điều kiện cho nhiều loại nấm bệnh như phytophthora, Fusarium hoặc Rhizoctonia phát triển và gây thối rễ. 

Cây sung bị thối rễ

Khi trồng trong chậu, do mưa hoặc tươi quá nhiều nước, rễ sung rất dễ bị úng, bộ rễ bị hư hỏng và chịu sự tấn công mạnh mẽ của nấm bệnh. Nếu chỉ bị hư một phần của rễ, cây có thể được cứu, nhưng khi bị hư toàn bộ rễ, rễ mất khả năng hút dinh dưỡng, cây khô và chết dần.

Cây sanh bị thối rễ

Cũng như cây sung, cây sanh bị thối rễ do nước trong chậu quá nhiều, nước không thể thẩm thấu và thoát đi, đất úng, lượng oxy trong đất bị mất, rễ bị ngộp nước, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, gây thối rễ cây.

Cây ớt bị thối rễ

Cây ớt bị thối rễ

Cây ớt bị thối rễ

Cây ớt bị thối rễ chủ yếu do nấm phytophthora capsici gây ra, ban đầu, các vết bệnh trên rễ bị sũng nước, sau đó bộ rễ chuyển từ màu trắng sang màu xám đen hoặc nâu.

Khi nhiễm bệnh hệ rễ sẽ bị phá hủy làm cây mất khả năng hút dinh dưỡng, thân cây héo khi lá vẫn còn xanh, thân cây xuất hiện các mảng bệnh màu vàng hoặc nâu đen, lâu dần lá chuyển vàng, khô và gây chết toàn bộ cây.

Cây thủy sinh bị thối rễ

Cây thủy sinh bị thối rễ

Nguyên  nhân chính dẫn đến thối rễ trên cây thủy sinh là do lượng oxy trong nước bị giảm mạnh, rễ bị ngập trong nước và không thể hô hấp được. Nhận biết cây bị thối rễ khi rễ có màu vàng hoặc đen, lớp biểu bị dễ bong tróc, rễ nhũn ra và có mùi thối.

Cây lan bị thối rễ

Cây lan bị thối rễ

Cây lan bị thối rễ

Bệnh thối rễ trên hoa lan thường xuất hiện khi mưa nhiều, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm Rhizoctonia phát triển. Khi bộ rễ bị tấn công, rễ yếu dần, nấm Rhizoctonia sẽ xâm nhập khiến bộ rễ ngừng phát triển, rễ bị vàng, nhũn và có mùi thối, lá héo, giả hành teo tóp, lâu dần thân bị khô và chết cây.

Cây ổi bị thối rễ

Xung quanh gốc ổi, nếu không được dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ, mưa dài ngày có thể tạo điều kiện cho nấm phytophthora phát triển, gây thối rễ, vàng lá, cây kém phát triển và trái có thể rụng sớm. Nếu không thể phát hiện kịp thời nấm bệnh có thể lây sang các cây khác và gây thối gốc hàng loạt.

Làm sao để cứu cây bị thối rễ?

Biện pháp canh tác giúp phòng ngừa cây bị thối rễ

  • Lựa chọn các giống tốt, có khả năng chống chịu với bệnh hại.
  • Tưới nước và xây dựng hệ thống tưới tiêu phù hợp, để tránh tình trạng ngập úng khi mưa xuống.
  • Thường xuyên vệ sinh, theo dõi để tiêu hủy, loại bỏ các cành lá có khả năng nhiễm bệnh.
  • Cần cày, bừa, xử lý các nấm bệnh gây hại trong đất trước khi trồng mùa vụ mới.
  • Bổ sung các loại vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo đất, phân giải các hợp chất hữu cơ khó tan sang hợp chất hữu cơ dễ tan để cây trồng dễ hấp thụ được.
  • Nên kiểm tra độ pH của đất thường xuyên, để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu như pH đất thấp, có thể bổ sung thêm vôi, giúp đất cải thiện độ pH để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Xử lý cây bị úng rễ, thối gốc

Các bước xử lý cây bị thối rễ

Khi phát hiện cây bị thối rễ, cần ngăn chặn và xử lý kịp thời, để giúp cây giảm thiểu tình trạng xấu nhất có thể gây hại trên cây. Việc xử lý cây bị úng cần thực hiện theo 7 bước sau:

  • Bước 1: Ngưng tưới nước cho cây nếu nghi ngờ cây bị thối rễ, đưa cây vào bóng râm để để hạn chế tình trạng mất nước của lá và thân cây. 
  • Bước 2: Lấy cây ra khỏi chậu, tránh làm đứt rễ, có thể vỗ nhẹ xung quanh thành chậu, để đất bong ra khỏi rễ, cây được lấy ra dễ dàng hơn.
  • Bước 3: Sau khi rễ được lấy ra, để ngoài mát trong vài giờ, rồi tiếng hành cạo bỏ các phần giá thể dính trên rễ, rửa sạch toàn bộ đất bám trên rễ.
  • Bước 4: Tiến hành cắt bỏ các phần rễ có màu nâu, thối nhũn và có mùi, tức các phần rễ bị bệnh và giữ lại những phần rễ trắng, còn khỏe mạnh. Lá và cành đã hư, khô hoặc đã chuyển sang màu nâu cũng phải được cắt bỏ toàn bộ.
  • Bước 5: Sử dụng thuốc kháng nấm RV02 để ngâm hoặc phun lên đoạn rễ khỏe mạnh. RV02 giúp loại bỏ nấm bệnh còn sót lại trên rễ, phục hồi các tổn thương ở rễ, kích thích ra rễ mạnh, khỏe và cứng hơn. Thuốc được pha với liều lượng :250ml thuốc/100L nước.
  • Bước 6: Chuẩn bị giá thể mới cho cây, giá thể cần tơi xốp, thoát nước tốt và đủ dinh dưỡng. Có thể lót một lớp đất nung dưới chậu để tăng khả năng thoát nước cho cây. 
  • Bước 7: Cho cây vào chậu, sau đó lấp đầy đất xung quanh rễ, nén và cố định cây tránh lây gốc khi tưới nước hoặc gió lớn.

>> Mua Ngay: Thuốc đặc trị bệnh thối rễ

Lưu ý: Cần thay chậu mới hoặc nếu tái sử dụng lại chậu cũ cần rửa sạch, khử trùng để loại bỏ nấm bệnh có sẵn trong chậu.

Nếu cây có nhiều phần rễ bị hỏng, phải cắt bỏ thêm các phần lá khỏe mạnh để đảm bảo sự cân đối cho cây phát triển. 

Cây sau khi trồng lại, cần hạn chế tưới nước trong thời gian đầu, nên sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, tránh hiện tượng tưới ồ ạt gây nên các điểm úng trong đất. 

Sau hai tuần hãy sử dụng phân vi sinh để tái tạo lại hệ vi khuẩn trong đất. Nên sử dụng phân tan chậm thay vì phân bón để cây có thể hấp thu và phục hồi nhanh hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.