DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

Phân hữu cơ và công dụng tuyệt vời cho cây trồng

Những công dụng tuyệt vời của phân hữu cơ

Ngày nay, sau một thời gian dài sử dụng các loại hóa chất nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có phân bón hóa học đã khiến cho đất canh tác ngày càng bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng và mất đi đặc tính hữu cơ vốn có của nó.  Nhận thức được vấn đề này, các tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp sạch đều khuyến khích bà con nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bảo vệ chất lượng môi trường sống của các vi sinh vật trong đất cũng như sức khỏe con người. Vậy phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ có đặc điểm như thế nào? Phân hữu cơ gồm những loại nào? Và phân hữu cơ nào tốt nhất? Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng với bà con tìm hiểu về nó để có thêm hiểu biết cũng như đưa ra những lựa chọn thích hợp cho từng loại cây trồng cho khu vườn nhà mình.

Phân hữu cơ là gì? Phân hữu cơ có đặc điểm như thế nào? 

Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là những loại phân bón có chứa chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dạng các chất hữu cơ từ các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật hoặc động vật như lá cây, cành cây, rác thải từ nhà bếp, than bùn hay là phân động vật,… 

Phân hữu cơ có đặc điểm như thế nào? Công dụng của phân hữu cơ là gì?

Những công dụng tuyệt vời của phân hữu cơ phải kể đến là:

  1. Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  2. Kích thích cây trồng phát triển.
  3. Cải tạo chất lượng đất.
  4. Tăng cường vi sinh vật, đa dạng sinh học trong đất.
  5. Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
  6. Bảo vệ kết cấu đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất.
  7. An toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Công dụng phân hữu cơ

Công dụng phân hữu cơ

Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng 

  • Bón phân hữu cơ giúp cây trồng bổ sung các dưỡng chất đa, trung, vi lượng để cân bằng dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ còn chứa các vi sinh vật có lợi tạo môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển từ đó hạn chế các vi sinh vật gây hại cho cây.

Kích thích cây trồng phát triển

  • Phân hữu cơ giúp phân giải các chất hữu cơ khó phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản giúp rễ cây phát triển mạnh, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển mạnh hơn. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản.

Cải tạo chất lượng đất 

  • Phân hữu cơ phân hủy tạo ra chất mùn làm đất tơi xốp, thông thoáng tăng khả năng giữ nước và giảm độ cứng của đất. Ngoài ra nó còn giúp phục hồi và duy trì độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng khỏe mạnh. 

Tăng cường vi sinh vật, đa dạng sinh học trong đất và bảo vệ hệ sinh thái:

  • Phân bón hữu cơ tạo ra sự kết dính trong kết cấu đất làm đất tơi xốp tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống vi sinh vật phát triển, hạn chế vi sinh vật có hại.

Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường

  • Khác với phân bón hóa học, phân hữu cơ có đặc điểm không chứa các chất độc hại, chất khó phân hủy và nó hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, việc sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên như chất thải chăn nuôi, trồng trọt; phế phụ phẩm nông nghiệp… đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên có sẵn.

Bảo vệ kết cấu đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất

  • Phân hữu cơ có đặc điểm chứa nhiều chất dinh dưỡng tăng tính ổn định trong kết cấu của đất, cải thiện hàm lượng chất hữu cơ và tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng giúp hệ thống rễ cây phát triển và cây phát triển mạnh hơn và làm chậm quá trình xói mòn, hạn chế sự rửa trôi. 

An toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

  • Thay vì sử dụng phân bón hóa học có hại cho sức khỏe thì sử dụng phân bón hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho người nông dân hiện đại ngày nay. Sử dụng phân bón hữu cơ giúp tăng chất lượng nông sản mà không bị tồn dư các hóa chất độc hại và tăng hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.

Phân hữu cơ gồm những loại nào?

Cùng tìm hiểu phân hữu cơ gồm những loại nào và phân hữu cơ nào tốt nhất hiện nay để đưa ra những chọn lựa phù hợp cho khu vườn của nhà mình nhé.

Hiện nay có 4 loại phân hữu cơ đó là:

  1. Phân hữu cơ truyền thống
  2. Phân hữu cơ vi sinh
  3. Phân hữu cơ sinh học
  4. Phân hữu cơ khoáng

Bảng 1: Các yêu cầu chất lượng phân hữu cơ ở Việt Nam 

Đặc điểm các loại phân hữu cơ

Đặc điểm các loại phân hữu cơ

Phân hữu cơ truyền thống là gì? 

Phân hữu cơ truyền thống là những loại phân bón có nguồn gốc từ các chất thải của gia súc, gia cầm, cành cây, lá cây, phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rác thải chăn nuôi, sinh hoạt,…

 Phân hữu cơ truyền thống được chia làm 3 loại đó là

  • Phân chuồng
  • Phân xanh 
  • Phân rác 

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng là hỗn hợp gồm nước tiểu, phân do động vật thải ra như phân gia súc, gia cầm, chất thải của trâu, bò, lợn, gà,… được ủ bằng phương pháp truyền thống và thường sử dụng để bón lót trước mùa vụ. Phân chuồng cần một thời gian để đạt được phân hữu cơ hoai mục, phân phải tơi xốp. Với chi phí sản xuất thấp, phân chuồng đang là loại phân hữu cơ tốt nhất được bà con nông dân lựa chọn để bón cho cây nhiều nhất hiện nay. 

Phân chuồng

Phân chuồng

Ưu điểm 

  • Có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp tăng độ phì nhiêu và cải tạo chất lượng đất.
  • Ít gây hại đến môi trường.

Nhược điểm

  • Cần khối lượng lớn và tiêu tốn nhiều nhân công do hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân xanh là gì?

Phân xanh là loại phân sử dụng cây họ đậu, lạc dại, lục bình… ở dạng tươi bằng cách ủ và vùi xuống đất. Thường được sử dụng để che phủ đất, che bóng giúp chống xói mòn, thoái hóa và cải tạo đất.

Phân xanh

Phân xanh

Ưu điểm

  • Là loại phân sử dụng cây họ đậu, lạc dại, lục bình… ở dạng tươi bằng cách ủ và vùi xuống đất. Thường được sử dụng để che phủ đất, che bóng giúp chống xói mòn, thoái hóa và cải tạo đất.

Nhược điểm

  • Phân xanh thường thải ra môi trường các khí độc hại như CH4, H2S…

Phân rác là gì?

Phân rác là loại phân bón có nguồn gốc từ rác thải nông nghiệp như rơm rạ, thân cây, lá cây… được ủ với một số phân có men như phân chuồng, vôi,…

Phân rác

Phân rác

Ưu điểm

  • Tận dụng được nguồn rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp để bón cho đất, giúp hạn chế sự xói mòn đất.
  • Tăng độ tơi xốp cho lớp đất nền.

Nhược điểm

  • Tốn nhiều thời gian cho việc ủ phân mà hàm lượng dinh dưỡng lại thấp.
  • Trong rác thải nông nghiệp có khả năng còn tồn tại nấm bệnh, nếu ủ phân không hoai mục sẽ có thể làm cây nhiễm bệnh từ chính nguyên liệu.

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là phân hữu cơ được xử lý bằng cách phối trộn hỗn hợp các nguyên liệu hữu cơ, than bùn sau đó lên men với các loài vi sinh có ích. Thành phần các chất hữu cơ đạt trên 15% và mật độ khoảng 1×106 CFU/mg mỗi loại.

Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh

Ưu điểm

  • Không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng mà còn chuyển hóa các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng có lợi giúp bồi dưỡng, cải thiện độ phì nhiêu của đất.
  • Bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh hại cho cây.

Nhược điểm

  • Hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn hàm lượng chất hữu cơ của phân bón hữu cơ sinh học.

Phân hữu cơ sinh học là gì?

Loại phân hữu cơ tốt nhất hiện nay giúp cây trồng tăng cường các loại vi sinh vật có lợi trong đất giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, cùng tìm hiểu phân hữu cơ sinh học là gì? 

Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón có nguồn gốc từ các nguyên liệu hữu cơ được lên men thành các chất hữu cơ có bổ sung các vi sinh vật có lợi giúp giữ chất dinh dưỡng trong đất, phục hồi đa dạng sinh học của đất và giảm việc sử dụng phân bón hóa học bằng cách mở khóa các khoáng chất trong đất. Thành phần có chứa trên 22% các chất hữu cơ.

Phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học

Ưu điểm

  • Phân hữu cơ sinh học có thể được dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây trong quá trình canh tác.
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng giúp cây phát triển khỏe mạnh.
  • Ngoài ra phân bón hữu cơ sinh học còn chứa chất mùn và các loại acid có lợi cho cây như acid humic,… giúp cải tạo kết cấu đất, hạn chế rửa trôi, chống xói mòn.

Nhược điểm

  • Giá thành đắt hơn so với các loại phân bón khác.

Phân hữu cơ khoáng – Khoáng hữu cơ là gì?

Khoáng hữu cơ (hay còn gọi là phân hữu cơ khoáng) là loại phân bón được làm từ các nguyên liệu hữu cơ và một hoặc nhiều chất dinh dưỡng khoáng vô cơ, nhưng trong đó phải có ít nhất một chất dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng. Phân hữu cơ khoáng có thành phần có chứa ít nhất 15% các chất hữu cơ.

Phân hữu cơ khoáng

Phân hữu cơ khoáng

Ưu điểm

  • Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp cây trồng phát triển.

Nhược điểm

  • Có chứa chất khoáng vô cơ nên nếu sử dụng lâu dài sẽ không có lợi cho đất và hệ sinh thái đất.

Các tên gọi khác của phân hữu cơ

Hiện nay, trên thị trường phân hữu cơ có rất nhiều tên gọi khác cho nó như NPK hữu cơ, đạm hữu cơ, lân hữu cơ, mùn hữu cơ,…

NPK hữu cơ là gì?

NPK hữu cơ là loại phân hữu cơ có chứa các chất dinh dưỡng đa lượng để cung cấp cho cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển. 

Lân hữu cơ là gì? 

Lân hữu cơ là loại phân hữu cơ có chứa chất dinh dưỡng đa lượng, đặc biệt trong đó hàm lượng lân là cao nhất để giúp cây ra hoa, đậu quả tốt nhất.

Đạm hữu cơ là gì?

Đạm hữu cơ là loại phân bón chứa hàm lượng đạm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ cao. Một số loại đạm hữu cơ hiện nay như đạm cá hữu cơ,…

Mùn hữu cơ là gì?

Mùn hữu cơ là chất hữu cơ tồn tại ở lớp trên cùng của mặt đất, được hình thành từ quá trình phân hủy của thực vật và phân sinh vật đất như giun, côn trùng hoặc các vi sinh vật khác,…

Vậy, tùy thuộc vào những mục đích khác nhau mà chúng ta có những chọn lựa các loại phân hữu cơ cho khu vườn nhà mình. 

author-avatar

About Nguyễn Nhã

Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.