DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

[HƯỚNG DẪN] Cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả

Tình trạng sử dụng phân bón hóa hóa học, thuốc BVTV tràn lan, không đúng quy chuẩn dẫn đến  thoái hóa đất đai. Các mảnh ruộng cứ chai dần đi, nhiễm độc do lạm dụng thuốc hóa học. Đất đai bạc màu, mất chất dinh dưỡng hệ lụy là năng suất cây trồng giảm nhanh, mất mùa,.. Chính vì thế, cải tạo đất bạc màu đang là một bài toán cho không dành cho một vài cá nhân mà là toàn bộ nền nông nghiệp nước nhà. Phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học cải tạo đất ra đời được xem như kiêm chỉ nam trong công cuộc giải quyết bài toán khó này.

Cùng tìm hiểu phân bón vi sinh là gì? Có bao nhiêu loại phân vi sinh cũng như lý do phân vi sinh giúp bảo vệ nguồn tài nguyên đất hiệu quả qua bài viết ngay sau đây nhé!

Phân bón vi sinh là gì? Phân vi sinh có đặc điểm và ưu điểm nào?

Phân vi sinh là gì?

Phân bón vi sinh hay còn gọi là phân vi sinh: được hiểu là các chế phẩm sinh học chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có ích như: vi khuẩn, nấm, tảo và các vsv có ích khác. Nguồn gốc của phân bón vi sinh từ các chất thải của động – thực vật với các hỗn hợp vi sinh vật. 

Khi  chúng ta sử dụng phân bón này cho cây thì các vsv có trong phân đi vào đất và sẽ hoạt động và sản xuất tạo ra các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ để phát triển. 

Thế nào là phân vi sinh? Liệt kê những thành phần chính của phân vi sinh

Phân vi sinh là một sản phẩm được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện đại ngày nay. Loại phân này được nghiên cứu và sản xuất bởi những chủng loại vi sinh vật có lợi như: Vi sinh vật có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ hoặc vi sinh vật thúc đẩy cây trồng tăng trưởng.

Phân bón vi sinh an toàn hiệu quả và tất nhiên là không độc và không gây hại, chứa nhiều vi sinh hoạt tính sinh học được nuôi cấy và sản xuất. Đặc biệt phân bón vi sinh còn không gây ô nhiễm môi trường. Các vi sinh vật cụ thể này có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng bằng cách tăng nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Ngoài ra sự vận động của các vi sinh vật cũng hỗ trợ cho quá trình cải tạo đất nhanh chóng; Tạo ra đầy đủ hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng; Làm giảm lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất.

Lợi ích (ưu điểm) khi sử dụng phân bón vi sinh

Nhu cầu về lương thực toàn cầu ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Chính vì thế mà nền nông nghiệp gặp phải thách thức lớn. Đất canh tác và tài nguyên thì ngày càng khan hiếm.Cũng vì lẽ đó, chúng ta nên tìm ra các giải pháp bền vững và hiệu quả về mặt sinh thái. Nông nghiệp hiện đại đi đôi với năng suất và phát triển an toàn hơn, bền vững hơn. Trong khi các dinh dưỡng trong đất cần được cung cấp đầy đủ để giúp cây trồng phát triển hơn. Ngày nay, người ta sử dụng phân bón vi sinh để giúp cho đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu cho đất và đây được xem là 1 giải pháp trong nền nông nghiệp bền vững hiện nay.

Lợi ích của phân vi sinh với môi trường và con người

Lợi ích của phân vi sinh với môi trường và con người

Đối với cây trồng

  • Khi sử dụng phân bón vi sinh vật thì các loài vi sinh trong phân được bón vào đất và nó hoạt động tạo ra các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây trồng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  • Là nguồn cung cấp đầy đủ đa, vi, trung lượng cho cây trồng giúp cây trồng không thiếu hụt dinh dưỡng giúp kích thích sự sinh trưởng của cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Nó là một sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Các hợp chất khó hấp thụ sẽ được các vi sinh vật phân giải thành các hợp chất cho cây trồng dễ hấp thụ hơn.
  • Vi sinh vật giúp cho rễ có khả năng miễn dịch nhằm hạn chế sâu, bệnh hại góp phần cho cây trồng sinh trưởng nhanh và nâng cao năng suất cây trồng.

Đối với đất

  • Giúp cải tạo đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất giúp đất màu mỡ.
  • Là nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất.
  • Các vsv trong đất làm tê liệt (ức chế) và tiêu diệt các nấm bệnh có trong đất.
  • Khi sử dụng phân vi sinh vật thì sẽ không làm cho đất lâu ngày bị chua hay bị phèn như phân hóa học.

Đối với người sử dụng và môi trường

  • Sử dụng đơn giản, không gây độc hại cho người như phân hóa học.
  • Không ảnh hưởng đến thực vật, môi trường sinh thái và kể cả con người. 
  • Thân thiện với môi trường, hệ sinh thái và an toàn cho con người, vật nuôi.
  • Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây thì ta cũng sử dụng được và không gây ảnh hưởng đến cây trồng, con người và động vật nuôi. 

Có bao nhiêu loại phân vi sinh? Cách phân biệt các loại phân vi sinh phổ biến hiện nay.

Hiện nay đang có hai loại phân vi sinh phổ biến trên thị trường là phân vi sinhphân hữu cơ vi sinh. Sự khác nhau của hai loại này chủ yếu đến từ nguyên liệu sản xuất ra và phương pháp sử dụng. Các bạn có thể phân biệt hai loại phân vi sinh theo bảng sau:

Đặc điểm phân biệtPhân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chấtLà chế phẩm sinh học chứa các loại vi sinh vật có íchLà loại phần hữu cơ bình thường nhưng chưa các loài vi sinh vật có ích
Nguyên liệuSử dụng mùn để làm chất độn mang vi sinhCác vật liệu hữu cơ: Phần chuồng, bã mía, vỏ cà phê, cây phân xanh,..
Mật độ vi sinh vậtTừ 1,5x10^8Từ 1x10^6
Các loại vi sinh có bên trongVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải celluloseVi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, nấm,..
Cách sử dụngTrộn vào hạt giống
Bón trực tiếp xuống đất
Bón trực tiếp xuống đất

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Qua phần trước chắc bạn cũng đã hình dung được một phần về về phân hữu cơ vi sinh rồi nhỉ. Nhưng để chính xác hơn thì mình sẽ đưa ra khái niệm cụ thể nhé:

Phân bón hữu cơ vi sinh là loại  bón có chứa các nguyên liệu hữu cơ sau đó được xử lý và lên men với những chủng vi sinh vật có ích. Trong đó hàm lượng hữu cơ đạt trên 15% và mật độ vi sinh vật từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Ngoài việc đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng thì còn giúp cải tạo đất, tăng độ mùn, phì nhiêu làm đất tơi xốp và không bị bạc màu.

Phân bón vi sinh cố định đạm (N)

Sản phẩm ứng dụng vi sinh vật cố định đạm

Phân bón vi sinh cố định đạm là những loại phân bón chứa những vsv có chức năng cố định nitơ. Trong không khí tự nhiên thì Nitơ chiếm khoảng 77% tuy nhiên cây trồng không thể hấp thụ được nên nhờ các vsv hoạt động chuyển hóa nitơ từ tự nhiên sang dạng cây có thể hấp thụ được. Nitơ là nguồn sự sống của mọi tế bào của cây trồng.

Phân bón vi sinh cố định đạm được chia làm 3 loại đó là: vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn cố định đạm sống tự do, vi khuẩn cố định đạm Azotobacter. 

>> Xem thêm: Phân vi sinh vật cố định đạm được dùng để làm gì? Chế phẩm cải tạo đất RV18

Phân vi sinh phân giải lân (P)

Phân bón vi sinh phân giải lân (hay còn gọi là phân lân vi sinh) là phân bón có chứa các vi sinh vật giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thụ  được. Các chủng vi sinh vật này có Bacillus megaterium, B. circulans, B. subtilis,…

Phân lân vi sinh không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, con người, vật nuôi. Nó có thể bón trực tiếp vào gốc cây trồng sau khi thu hoạch vài ngày mà không gây độc hại gì cho cây trồng.

Tìm hiểu thêm: Cách dùng phân vi sinh chuyển hóa lân hiệu quả cho cây trồng

Chế phẩm phân giải lân – Cải tạo đất mặn

>> Xem ngay: Chế phẩm RV12 – Xử lý đất nhiễm mặn

Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là phân bón có chứa các vi sinh vật và các vsv này tiết ra các enzyme để phân giải các chất hữu cơ như: cellulose, chitin, lignin có trong rơm rạ, bã mía, cám… để cây dễ hấp thu hơn. Từ đó, nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và đất, làm cho đất màu mỡ hơn và giúp cây trồng nâng cao năng suất. 

Phân bón này không độc hại cho cây trồng và con người.chúng ta có thể sử dụng bón phân trực tiếp vào cây trồng.

Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng

  • Phân bón vi sinh kích thích tăng trưởng là phân bón có chứa các vi khuẩn Pseudomonas, Rhizobium, Bacillus, , Azotobacter… Các vi khuẩn này có chức năng là kích thích sự sinh trưởng của cây trồng thông qua các quá trình chuyển hóa thứ cấp, từ đó tạo điều kiện cho rễ cây trồng hấp thu chất dinh dưỡng. 

Phân bón vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh 

  • Phân bón vi sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh là phân bón có chứa các các vi khuẩn như: Bacillus, Enterobacter, Enterobacter, Lactobacillus. Các vi khuẩn này có tác dụng ức chế các tác nhân gây ra bệnh cho cây trồng thông qua các quá trình cạnh tranh dinh dưỡng với nhau, tạo ra các enzym và chất kháng sinh cho cây trồng để tạo nên một sức đề kháng tốt giúp cho cây kháng được các loại sâu, bệnh hại để sinh trưởng cây trồng tốt hơn. 

Phân bón vi sinh phân giải silicat

  • Phân bón vi sinh phân giải silicat là phân bón có chứa các vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas . Các vi khuẩn này có tác dụng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đá, đất…nhằm giải phóng ra các ion Kali, silic vào môi trường. 

Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả

Hướng dẫn cách dùng phân bón vi sinh hiệu quả

  • Với cây ăn quả lâu năm chúng ta cuốc và xới nhẹ rồi bón theo hình chiếu tán cây. Bón từ 1-2kg/gốc cây.
  • Bón cho chè vào rãnh giữa 2 luống với lượng 0,2-0,3 kg/gốc chè
  • Với cây lúa chúng ta bón 10kg/sào Bắc bộ. Lượng phân ure và phân lân có thể giảm được 50%
  • Với cây mạ, nên trộn đều với mạ trước khi đưa đi gieo
  • Những cây rau màu, chủ yếu phân vi sinh dùng để bón lót và có thể thay thể được 50-100% lượng phân hóa học
  • Nếu trồng hoa cây cảnh trong chậu, trộn khoảng 1kg phân với 2-3kg đất để bón cho 10 chậu cây. Lưu ý nhớ luôn giữ ẩm thì mới mang lại hiệu quả tốt.

Có 5 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

  • Nên ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng: Khi ủ hoạt động của các vi sinh vật sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn.
  • Hoà tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gốc cây: Tận dụng luôn các nguồn vật liệu hữu cơ xung quanh gốc cây để tăng lượng mùn.
  • Bản chất của phân bón hữu cơ vi sinh đó là tồn tại rất nhiều vi sinh vật có ích còn sống vì vậy chúng ta KHÔNG được sử dụng các chất, thuốc, phân … hóa học để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh vì như thế sẽ gây chết các vi sinh vật đó.
  • Thời gian tốt nhất để tạo khoảng cách cho 2 lần sử dụng những loại thuốc hoặc phân khác nhau đó là 2 tuần.
  • Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới đưa phân vi sinh vào sử dụng.

 

author-avatar

About Trần Vinh

Chào các bạn mình là Vinh Trần. Một kỹ sư nông nghiệp của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Niềm hạnh phúc của mình là được gửi gắm những kiến thức đến với tất cả mọi người. Mong rằng với những kiến thức về công nghệ sinh học này sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong sản xuất của chính bản thân và những người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.