NÔNG NGHIỆP 4.0, NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ấn tượng về mô hình nông nghiệp thông minh tại Đồng Tháp

nông nghiệp thông minh

Nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ ứng dụng nông nghiệp thông minh vào trong sản xuất. Đây là địa phương đi đầu trong cả nước tiến hành xây dựng và thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp. 

Những năm trở lại đây, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và nông dân ở Đồng Tháp đã đặt nhiều kỳ vọng vào các công nghệ, thiết bị tự động mang lại hiệu quả thực tiễn như: thiết bị tưới tự động ứng dụng IoT, thiết bị giám sát sâu rầy, máy bay phun thuốc không người lái…

Ấn tượng về mô hình nông nghiệp thông minh tại Đồng Tháp

Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam dần được nông dân ứng dụng phổ biến

Những ngày giáp tết, chúng tôi ghé thăm vùng trồng cây có múi ở huyện Lai Vung. Nhà nào cũng tất bật chăm sóc vườn cây để chuẩn bị nông sản bán đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Vườn nhà ông Nguyễn Phú Thạnh ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung là một trong những người đã sáng tạo thành công hệ thống tưới cây, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) điều khiển từ xa bằng điện thoại di động khá hiện đại.

Ông Thạnh chia sẻ, như trước đây, để tưới cho 5 công vườn, ông phải làm từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều mới xong. Còn hiện nay, chỉ với một thiết bị tưới, thiết kế có 6 van (mỗi van 100 béc phun), thời gian tưới nước của cả khu vườn rút xuống chỉ còn 60 phút.

Còn tại vùng trồng lúa huyện Tháp Mười, nông dân rất hứng thú khi nhìn thấy hiệu quả của trạm giám sát sâu rầy thông minh. Hiện nay thiết bị này đang đặt tại đồng lúa thuộc HTX dịch vụ nông nghiệp thông minh Thắng Lợi.

Ứng dụng thiết bị nông nghiệp thông minh 4.0: bước tiến mới để thúc đẩy sản xuất an toàn

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp chia sẻ: Trong suốt quá trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với tiếp cận chuyển đổi số, đã có nhiều cá nhân, tổ chức mạnh dạn đầu tư và ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.

Máy bay phun thuốc trừ sâu

Máy bay phun thuốc trừ sâu – Bước tiến mới với nông nghiệp công nghệ cao

Trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV, bước đầu sử dụng máy bay không người lái, ứng dụng các công nghệ 4.0 và cơ giới hóa hoàn toàn tại HTX dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 (huyện Tháp Mười). Ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ công tác dự báo tình hình dịch hại để chủ động phòng chống.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc với các mô hình “Cây xoài nhà tôi”, “Cây cam vườn tôi”, “Ruộng nhà mình”, tạo nên sự gắn kết tin tưởng giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

Theo ông Thiện, những kết quả bước đầu cho thấy việc chuyển đổi số với nông nghiệp thông minh là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp toàn diện hơn nữa vẫn còn nhiều thách thức rất lớn. 

Do vậy, để thúc đẩy việc chuyển đổi số trong nông nghiệp. Thời gian tới, ngành nông nghiệp cần chú trọng vào công nghệ cao để tạo ra nông sản an toàn, truy xuất nguồn gốc, tăng tỷ trọng của nông nghiệp thông minh trong nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX Thắng Lợi cho biết, công nghệ thông minh đang mang lại rất nhiều thuận lợi cho nông dân. Bây giờ chuyện sâu rầy không cần quá lo lắng nữa. Mở phần mềm cài sẵn trên điện thoại là có ngay thông tin mật độ sâu rầy trong từng thời điểm, thuộc chủng loại gì. Từ đó mới quyết định nên phun thuốc hay không. Không còn như trước đây, cứ thấy xuất hiện sâu là xịt ngay, vừa tốn kém mà hiệu quả không cao.

author-avatar

About Trần Vinh

Chào các bạn mình là Vinh Trần. Một kỹ sư nông nghiệp của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Niềm hạnh phúc của mình là được gửi gắm những kiến thức đến với tất cả mọi người. Mong rằng với những kiến thức về công nghệ sinh học này sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong sản xuất của chính bản thân và những người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.