Trước thềm tết Tân Sửu, các hộ nông dân ở ĐBSCL đổi đời nhờ vào mô hình canh tác lúa- tôm. Năm 2021 này nhiều hộ nông dân ở đây vui mừng vì mô hình này vừa đạt năng suất lẫn giá cả.
Những thắng lợi của mô hình thủy sản bền vững và an toàn
Thắng lợi của lúa thơm, tôm sạch
Theo Ông Nguyễn Văn Hòa, xã Tân Phong, Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu lần đầu trồng giống lúa ST24 với diện tích 2 ha đất nuôi tôm vui mừng “Không thể ngờ lúa năm nay trúng đậm, đạt được năng suất 7 tấn/ha. Bán cho thương lái giá 7.500 đ/kg. Vừa thu hoạch lúa xong, tôi đang cải tạo lại ao ruộng để nuôi tôm năm 2021 vì ao ruộng bị nhiễm mặn rồi”.
Vì năm 2020 vừa rồi ở tỉnh Bạc Liêu sản xuất trên 2.700 lúa thơm giống ST trên diện tích đất nuôi tôm. Điều đáng nói là năng suất và giá bán đều cao so với bình thường.
Tại nhiều tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long như: Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, người dân đã áp dụng thành công mô hình lúa – tôm để nâng 2 vụ tôm và 1 vụ lúa trên ao ruộng lúa tôm. Với mô hình này, người dân thu được lợi nhuận trung bình khoảng từ 70 – 100 triệu/ha/năm.
Hướng đến sản xuất sạch
Nền nông nghiệp nước ta đang dần thích ứng với các quá trình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Mô hình lúa- tôm phát triển mạnh ở các vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng thì mô hình lúa – tôm được ưu tiên phát triển nhằm thích ứng với đất ngày càng bị nhiễm mặn. Đây được xem là mô hình thủy sản mang tính bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm hạn chế các rủi ro do dịch bệnh xảy ra so với các mô hình thủy sản trước đây.
Nhận diện được sự bền vững và hiệu quả từ mô hình này, các tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã từng bước xây dựng sản phẩm sạch cho cây lúa và con tôm. Các sản phẩm gạo từ cây lúa ST24, ST25 là những minh chứng cho mô hình lúa thơm trên ao ruộng tôm và thương hiệu sạch tôm sạch đã và đang được tỉnh Bạc Liêu hướng tới phục vụ xuất khẩu tôm nguyên con thay cho sư chế như hiện nay.