THỊ TRƯỜNG

Khả năng áp dụng Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Khả năng áp dụng nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Ngày nay, nhu cầu về tiêu thụ thực phẩm đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm yêu cầu các doanh nghiệp nông nghiệp phải phát triển mạnh mẽ. Cùng với những thay đổi trong đời sống từ Covid-19 làm cho nền nông nghiệp Việt Nam cần có những bứt phá để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thế giới.

Khả năng áp dụng Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Thực trạng nông nghiệp Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nước ta có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu và đa dạng các loài động thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 

Ở nước ta, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp vấn đề ứng dụng công nghệ, thiết bị phục vụ cơ giới hóa các khâu canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Số liệu thống kê của tổng cục thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2019. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước 18,54 tỷ USD, giảm 0,5%; thuỷ sản 8,47 tỷ USD, giảm 0,8%; lâm sản và đồ gỗ ước đạt trên 12,8 tỷ USD, tăng 13,4%. Năm 2020, toàn ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ đạt; tôm; rau quả; hạt điều và gạo).

Nhận thấy việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong quá trình phát triển thì Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng chuối liên kết các mặt hàng chủ lực với nhau. Điển hình ở đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng chuỗi liên kết ngành hàng lúa gạo của 10.000 hộ trồng lúa. 

Ngoài ra trong qua, chúng ta đã đẩy mạnh việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao cho các tập đoàn lớn như Vinamilk, TH, Lavifood,.. Cùng với 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang thì ở Thái Nguyên, Quảng Ninh và Lâm Đồng hiện đang trình xét duyệt thêm 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bằng sự cố gắng không ngừng, học hỏi và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, hiện nay cả nước có gần 3.000 mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra bước phát triển nhảy vọt về khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế trong ngành chế biến nông sản thực phẩm là vấn đề cấp thiết.

Nông nghiệp thông minh là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nông nghiệp thông minh có thể hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,…); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm an toàn (hữu cơ, VIETGAP, GlobalGAP,…); công nghệ quản lí, nhận diện sản phẩm theo chuỗi gắn liền với trí tuệ nhân tạo (AI)

Định hướng tương lại cho nền nông nghiệp nước ta

Trong thời đại 4.0 thì công nghệ số thâm nhập vào mọi ngành nghề, vì thế ngành nông nghiệp cũng không đứng ngoài cuộc đua công nghê. Dưới đây là các công nghệ mà nước ta sẽ chú trọng phát triển vào nông nghiệp trong những năm tới 

Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IOT)

Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IOT)

Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật (IOT)

Ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật ở hầu hết các trang trại nông nghiệp (IOT Sensors). Các thiết bị cảm biến và thiết bị thông minh được kết nối và điều khiển tự động trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp như cảm biến nhiệt độ, độ ẩm; cảm biến ánh sáng; cảm biến mưa; cảm biến gió. 

Thông tin từ các thiết bị IoT được thu thập và kết nối lên Cloud giúp người nông dân quản lý dữ liệu trồng trọt từ xa, có khả năng cảnh báo những biểu hiện bất thường, dự đoán điều kiện môi trường thích hợp cho sản xuất. Đồng thời, những dữ liệu này chính là nguồn cung cho công nghệ trí tuệ nhân tạo và bản sao số được đề cập ở phía sau

Công nghệ đèn LED

Được sử dụng đồng bộ với máy tính trong canh tác kỹ thuật cao để tối ưu hóa, giúp cây hấp thụ tối đa ánh sáng cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Công nghệ đèn LED đang trở thành tiến bộ không thể thiếu để canh tác trong nhà vì sự đáp ứng sinh trưởng và năng suất tối ưu.

Nhà kính mini ứng dụng hệ thống trồng thông minh

Nhà kính mini ứng dụng hệ thống trồng thông minh

Nhà kính mini ứng dụng hệ thống trồng thông minh

Tùy theo nhu cầu của từng gia đình mà hệ thống nhà kính được lắp đặt các cảm biến và hệ thống điều khiển, chăm sóc cụ thể. Đó sẽ là một khu vườn trong mơ với phong cách hiện đại, là sự kết hợp giữa công nghệ và kĩ thuật trồng trọt thân thiện. 

 

author-avatar

About Nguyễn Nhã

Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.