NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ghi nhận những hiệu quả đầu tiên của chế phẩm phẩm sinh học phân hủy các chất tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật tại Hà Tĩnh

chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Sau hơn 1 năm thử nghiệm các loại chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật tại các mô hình đồng ruộng ở Hà Tĩnh. Điều ngạc nhiên nhất là kết quả phân tích đất tại mô hình đó không phát hiện dư lượng (hay tồn dư ) các chất độc tố trong đất (các cacbamat và nhóm lân hữu cơ).

Đi tìm chìa khóa tái tạo và bảo vệ chất lượng đất đai

Trước đây, nền nông nghiệp nước ta người nông dân đã lạm dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV) cho cây trồng. Sau một thời gian dài sử dụng đã làm cho đất ngày càng thoái hóa và cạn kiệt chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nó ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường. Ngoài ra, các chất trong thuốc bảo vệ thực vật không phân hủy hết nên còn tồn dư trong đất rất nhiều. Vì vậy, cần có các loại chế phẩm sinh học phân hủy các chất tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Ngoài thử nghiệm trên mô hình đồng ruộng thì Hà Tĩnh còn thử nghiệm trên những vùng đất trồng rau với quy mô 2.000m2.  Cụ thể là thử nghiệm trên cây hành lá, cải ngọt tại xã Tượng Sơn (Thạch Hà),  xà lách và cải sen tại xã Thạch Hưng (Hà Tĩnh).  Kết quả đạt được của  mô hình trên là toàn bộ diện tích trồng ở 2 xã đều sinh trưởng và phát triển tốt, không có các hiện tượng ngộ độc  hoặc bị ảnh hưởng các chế phẩm đối với các cây trồng. Qua quan sát, thì diện tích đất được xử lý chế phẩm thì đất trồng đó tơi xốp hơn, cây trồng sinh trường tốt hơn và đạt năng suất cao hơn so với lúc không xử lý chế phẩm. 

Bà Nguyễn Thị Hà – chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ chia sẻ, nhóm chúng tôi đã lấy 4 mẫu đất phân tích lượng tồn dư các hoạt chất độc hại như: nhóm lân hữu cơ và cacbamat (Chlorpyrifos và Carbosulfan) đó là những độc tố có trong thuốc BVTV. Kết quả cho thấy, 3 mẫu đất có sử dụng các chế phẩm đều không có phát hiện các dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos và Carbosulfan. Ngược lại, mẫu đất không sử dụng các chế phẩm sinh học vẫn tồn dư lượng Chlorpyrifos và Carbosulfan có trong đất. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng các chế phẩm phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất tại Hà Tĩnh mang lại hiệu quả cao.

Theo Bà Hoàng Thị Tâm – người nông dân xã Tượng Sơn cho biết “Tôi mong muốn mọi người nông dân trên cả nước biết đến nó và sử dụng rộng rãi hơn nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm sạch và an toàn cung cấp cho thị trường”.

Theo ông Nguyễn Tống Phong – Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho biết: Việc nghiên cứu ra các chế phẩm sinh học xử lý tồn dư thuốc BVTV là hướng đi mới và đúng của ngành Khoa Học và Công Nghệ. Do đó, thời gian tới cần có thêm các công trình nghiên cứu và thử nghiệm ở phạm vi rộng hơn để đánh giá một cách chính xác hơn và tiến đến sản xuất đại trà nhằm tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. 

Đẩy mạnh xu thế xử dụng thuốc sinh học

Không thể phủ nhận thuốc BVTV hóa học là vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng, thuốc BVTV hóa học đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường: đât đa thoái hóa, ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt hơn, thuốc BVTV hóa học đang được xem là nguyên nhân trọng yếu ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe con người.

Do đó, ngoài việc nghiên cứu các biện pháp để loại bỏ tồn dư hóa học còn tồn đọng trong đất, bà con nên chuyển đổi dần từ sử dụng thuốc hóa học sang thuốc sinh học: vừa an toàn hơn, nhanh phân hủy hơn ít gây hại cho môi trường và đặc biệt là không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV sinh học cũng là tiền đề để nông sản Việt Nam đạt chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như EU.

 

 

 

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.