Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ được khuyến cáo là cách làm nông nghiệp thông minh. Bởi không chỉ giúp khử mùi hôi chuồng trại, diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn giúp bà con tối ưu hóa lợi nhuận. Trong các loại phân chuồng (như phân ngựa, phân bò,..) thì phân gà có hàm lượng Nitơ, Phốt pho và Kali cao nhất, cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng. Cùng tìm hiểu cách ủ phân gà hữu cơ tại nhà chỉ trong 20 ngày rất đơn giản bằng chế phẩm sinh học EM-F1 vô cùng an toàn và hiệu quả nhé!
Hướng dẫn tự ủ phân gà hữu cơ tại nhà chỉ trong 20 ngày
Lợi ích của phân gà hữu cơ
Đừng lãng phí nguồn phân gà trong vườn nhà bạn, chỉ cần qua quá trình xử lý ủ đơn giản, bà con sẽ tạo ra được nguồn phân bón hữu cơ “miễn phí” rất tốt cho cây trồng. Vì phân gà tự nhiên có hàm lượng Nitơ cao, do đó cần được phân hủy qua quá trình ủ trước khi sử dụng làm phân bón với lượng lớn hơn. Những lợi ích khi sử dụng phân gà hữu cơ:
- Cải tạo đất tốt, tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Phân gà bổ sung chất hữu cơ và tăng khả năng giữ nước cũng như hệ sinh vật có lợi trong đất, cải thiện độ thoáng khí và thoát nước, giảm xói mòn, giảm rửa trôi phân bón và cải thiện cấu trúc của đất.
- Ngoài ra, chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất, làm tăng tính đa dạng sinh học của đất, thúc đẩy sự phân hủy các chất dinh dưỡng hữu cơ thành các dạng sẵn có hơn cho cây trồng. Tất cả những yếu tố này có thể cải thiện sức khỏe của cây trồng
- Phân gà rất giàu dinh dưỡng mà cây trồng cần để thiết lập hệ thống ra rễ mạnh và tạo ra tán lá và trái cây. Ngoài ra còn nâng cao khả năng kháng bệnh cho cây trồng do chứa các vi sinh vật có lợi.
- Phân hữu cơ vi sinh từ phân gà tươi còn giúp làm sạch môi trường, cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, tăng khả năng chống chịu, ức chế các loại bệnh tật cho cây.
- An toàn cho môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ giúp bảo vệ môi trường đất, cải thiện sự đa dạng sinh học, bảo vệt đất khỏi tình trạng bị thoái hóa.
- Ủ phân gà tươi làm phân bón sinh học giúp bà con xử lý mùi hôi chuồng trại, làm sạch vườn và diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Tiết kiệm chi phí, giúp bà con tăng lợi nhuận khi làm nông nghiệp.
Tại sao phải ủ phân gà tươi thành phân gà hữu cơ trước khi sử dụng?
Giống như các chất thải động vật khác, phân gà và chất độn chuồng có thể chứa mầm bệnh, chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Cryptosporidium và các loại khác. có thể làm ô nhiễm một số loại cây (cà rốt, củ cải, củ cải đường) và cây rau màu (rau diếp, rau cải chân vịt). Ngoài ra phân gà chưa qua xử lý thường có độ ẩm rất cao, khoảng 70 – 80% do đó dễ phát sinh mùi hôi. Do đó tuyệt đối không nên sử dụng trực tiếp phân gà chưa qua xử lý để bón cho cây trồng. Cách ủ phân gà hữu cơ hợp lý sẽ tạo ra nhiệt độ từ 140 F đến 160 F, đủ để tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh ở người và động vật, chẳng hạn như E. coli và Salmonella (Griffiths, 2011).
Cách ủ phân gà hữu cơ vi sinh
Vật liệu ủ cần chuẩn bị:
- Phân gà tươi: 1 tấn
- Trấu, rơm tạ hoặc mùn cưa: 200kg
- Chế ẩm vi sinh EM-F1 chuyên ủ phân: (Chứa Trichoderma spp, Bacillus subtilis sp…………1×106 CFU/g và các vi sinh vật Biodecomposer, Actinomycetes spp) có khả năng chuyển hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ và khử mùi hôi.
Các bước tiến hành xử lý phân gà tươi thành phân bón hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm sinh học EM-F1
Cùng tìm hiểu quy trình công nghệ hướng dẫn cách ủ phân gà hữu cơ đã và đang được bà con nông dân tin dùng và chia sẽ kinh nghiệm như sau:
>> Mua ngay: Đệm lót sinh học EM-F1
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị phân gà độn trấu, rơm rạ với tỷ lệ khối lượng là 80:20 được trộn đều với mùn cưa. Lưu ý đảo đều các nguyên liệu khô với nhau.
- Bước 2: Hòa tan chế phẩm sinh học EM-F1 chuyên dùng để ủ phân chuồng và xử lý mùi hôi chuồng trại
Sử dụng 0.2 lít vi sinh chuyên ủ phân (EM-F1) hòa tan với 200 lít nước sạch.
>> Mua ngay: Đệm lót sinh học EM-F1 - Bước 3: Đảo đều và phối trộn
Sử dụng bình tưới, tưới đều dung dịch vi sinh vật vừa hòa tan lên nguyên liệu. Sau đó dùng xẻng trộn đều nguyên liệu Lưu ý: – Cách phối trộn đơn giản hiệu quả nhất là bà con nên trải 1 lớp rơm rạ dày khoảng 8 -10cm rồi trải 1 lớp phân gà lên trên khoảng 5-7cm. Các lớp xếp xen kẻ nhau như vậy đến khi đạt chiều cao khoảng 1 mét và rộng khoảng 1 mét 2 là vừa. – Tuyệt đối không chất đống quá cao tránh tình trạng trong quá trình quá trình phân hủy nhiệt độ ở giữa đống ủ tăng cao có thể giết chế vi sinh vật.
- Bước 4: Tiến hành ủ
Sau khi đã đảo trộn đều nguyên liệu, bà con di chuyển đống ủ đến vị trí ủ. Dùng nilon hoặc tấm bạt che kín bề mặt đống ủ.
- Bước 5: Kiểm tra đống
Trong 20 ngày ủ, cứ 4 -6 ngày bà con nên kiểm tra đống ủ và bổ sung thêm lượng nước vừa phải để vi sinh vật phát triển. Lưu ý cần đảo đều đống ủ lại sau khi thêm nước. Sau khi kiểm tra và đảo đều, bà con nhớ dùng tấm bạt đậy kín lại như cũ, tuyệt đối không để đống ủ tiếp xúc trực tiếp với không khí.
- Bước 6: Thu hoạch phân hữu cơ vi sinh
Thời gian ủ dự kiến khoảng 20 ngày. Tuy nhiên quá trình này có thể dài hoặc ngắn hơn phụ thuộc vào nhiệt độ và quá trình ủ. Thường là khoảng 20 -30 ngày phân hữu cơ sẽ đạt độ chín và bà con có thể kết thúc quá trình ủ, sử dụng phân này để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
Những lưu ý khi sử dụng phân gà hữu cơ
- Cho dù đã ủ hoai hay ủ già, nên bón phân chuồng không quá 90 ngày trước khi thu hoạch các loại cây trồng không tiếp xúc với mặt đất như cà chua giàn, dưa chuột và ớt; và không muộn hơn 120 ngày trước khi thu hoạch các loại cây tiếp xúc với mặt đất như rau diếp, dâu tây và cà rốt (Rosen, 2005).
- Luôn đeo găng tay khi xử lý phân.
- Rửa kỹ rau sống trước khi ăn.
Hướng dẫn cách bón phân gà hữu cơ sau khi ủ đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả cao
Công dụng của phân gà đã qua xử lý:
- Tăng sức đề kháng cho cây, giảm tình trạng gặp phải các bệnh: xoăn ngọn xoắn lá, vàng lá,..
- Hạn chế cây gặp phải tình trạng hạt lép và răng cưa
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng từ bên trong
- Phân gà đã qua xử lý ủ thành phân hữu cơ vi sinh là nguồn cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp đất được bảo vệ, tăng độ tơi xốp nhờ vào các vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm hay vi sinh vật cố định chất xơ,..
Để sử dụng phân gà hữu cơ hiệu quả nhất, bà con nên thay thế hoàn toàn phân chuồng truyển thống bằng phân gà hữu cơ vi sinh (phân gà đã qua xử lý ủ) để bón các loại cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây:
- Sử dụng trước khi gieo hạt: rãi đều trên đồng ruộng ở các khe luống, rảnh, hố. Hoặc dùng cào trộn đều lớp đất mặt cùng với phân trước khi gieo trồng.
- Sử dụng để bón thúc: Kết hợp với một số loại phân vô cơ khác để bón cho cây trồng. Bà con cần xới đất, rãi phân và trộn cào đều lớp phân vừa rãi với đất.
- Sử dụng để bảo vệ đất tơi xốp: sau mỗi đợt thu hoạch, bà con nên phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân hữu cơ giúp cải tạo đất tơi xốp, chuẩn bị tốt cho mùa vụ sau.
Phân gà đã qua xử lý ủ (Phân gà hữu cơ) được xem là phân bón hữu cơ vi sinh tự nhiên tốt cho cây trồng và an toàn cho môi trường. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh là tiền đề để tạo ra nông sản sạch, đảm bảo an toàn cũng như tốt cho sức khỏe người sử dụng.