BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

[DIỆT TẬN GỐC] Biện pháp phòng ngừa bệnh sương mai hiệu quả trên cây trồng

Bệnh sương mai là gì - Cách phòng trừ bệnh sương mai hiệu quả.

Bệnh sương mai được ghi nhận lần đầu vào năm 1862 tại Anh và đến nay đã xuất hiện trên toàn thế giới. Bệnh có khả năng tấn công cây trồng làm giảm hay thậm chí không cho năng suất. Ngoài ra, một số bệnh phổ biến cũng có biểu hiện bên ngoài giống bệnh sương mai. Nên mọi người thường nhầm lẫn và chưa có biện pháp xử lý phù hợp. Bài viết mang đến thông tin chi tiết và cách phòng trừ bệnh sương mai. Hãy đọc thật kỹ để áp dụng hiệu quả cho khu vườn của nhà mình nhé. 

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng để phòng trừ bệnh sương mai triệt để

Bệnh sương mai là gì ? Điều kiện phát sinh phát triển bệnh sương mai

Bệnh sương mai là gì?

Bệnh sương mai do nhiều loài nấm khác nhau như Pseudoperonospora cubensis, Phytophthora sp., Peronospora sparsa gây ra. Bệnh xuất hiện phổ biến trên nhiều loại cây trồng hiện nay. Tuy không gây chết hàng loạt nhưng có tác động xấu làm rụng lá làm cho cây trồng còi cọc, giảm năng suất và chất lượng.

Điều kiện phát sinh phát triển bệnh sương mai

  • Bệnh sương mai có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm. Vụ Đông Xuân có nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao rất thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Đặc biệt, nếu xuất hiện sương mù nhiều thì thiệt hại sẽ rất lớn.
  • Điều kiện gieo trồng chưa tốt ẩn chứa nấm hại. Đất trồng, giống, dụng cụ không được xử lý sạch sẽ.
  • Trồng cây mật độ cao, cỏ dại và tàn dư cây trồng nhiều làm cho ruộng vườn rậm rạp.
  • Trồng độc canh các cây cùng họ trong nhiều vụ.
  • Bón thừa đạm và tưới nước quá nhiều.

Đặc điểm bệnh sương mai trên các loại cây trồng

Bệnh sương mai trên hoa hồng

Bệnh sương mai trên hoa hồng

Bệnh sương mai trên hoa hồng

  • Bệnh gây hại trên tất cả bộ phận của cây, phổ biến là ở trên lá. Khi bị bệnh, mặt trên lá có màu vàng nâu loan như vết dầu. Mặt dưới  lá có những vết thâm hình đa giác dựa theo gân lá. Hầu như vết bệnh do nấm gây ra không lan ra phía ngoài gân lá. 
  • Bệnh xuất hiện ở viền lá trước, sau đó mới lan dần vào bên trong phiến lá. Khi bệnh nặng, các vết bệnh chuyển sang màu nâu đen và chúng liên kết lại với nhau làm cho lá cháy và rụng. Cây bị giảm diện tích quang hợp dẫn đến còi cọc chậm lớn ra hoa không đẹp.

Bệnh sương mai trên dưa hấu

Bệnh sương mai trên dưa hấu

Bệnh sương mai trên dưa hấu

  • Bệnh xuất hiện trên nhiều bộ phận của cây dưa, phổ biến nhất là trên lá. Biểu hiện bệnh thường ở mặt dưới lá, ban đầu có màu xanh đậm, được bao quanh bởi các gân lá. Sau một thời gian vết bệnh thâm dần cho đến hoại tử. Lớp mốc trắng sẽ rõ ràng hơn khi có độ ẩm không khí cao. 
  • Phía mặt trên lá lúc đầu có màu vàng sáng, sau đó từ từ nâu dần, cuối cùng lá cháy khô và rụng. Bệnh dễ dàng lây lan sang nhiều bộ phận của cây. Trái của cây dưa bị bệnh thường nhỏ và kém chất lượng.

Bệnh sương mai hại cà chua

Bệnh sương mai hại cà chua

Bệnh sương mai hại cà chua

  • Trên lá: Bệnh xuất hiện ở mép lá trước sau đó lan dần vào trong phiến lá. Phần giữa vết bệnh có màu nâu đen vây xung quanh là các cành bào tử nấm màu trắng. Mặt dưới lá, vết bệnh có những vệt trắng của bào tử nấm. Bệnh có thể gây cháy một phần hay thậm chí rụng lá.
  • Trên thân cành: Có từng đoạn dài màu nâu đen trên thân, lâu dần vết bệnh sẽ bị thối ướt. Chỗ bị bệnh thân thường teo tóp lại và rất dễ gãy. Trên bề mặt có một lớp nấm trắng bao phủ. Bệnh tác động xấu cản trở hoạt động sinh lý bên trong thân, làm cây yếu và chết dần.
  • Trên quả: Bệnh có thể xuất hiện tại mọi vị trí trên quả nhưng thường ở đuôi quả nhiều hơn, dạng thối úng nước. Giai đoạn đầu vết bệnh vẫn cứng, vết bênh lớn thì chuyển sang màu trắng đục bên trong bị thối. Bệnh nhẹ làm xấu quả, nếu nặng gây hỏng và rụng quả
  • Trên hoa: Vệt bệnh màu nâu đen thường ở đài hoa và cuống hoa, gây tình trạng rụng.

Bệnh sương mai trên cây ớt

Bệnh sương mai trên cây ớt

Bệnh sương mai trên cây ớt

Bệnh sương mai trên hoa lan

Bệnh sương mai trên hoa lan

Bệnh sương mai trên hoa lan

Bệnh sương mai trên dưa chuột

Bệnh sương mai trên dưa chuột

Bệnh sương mai trên dưa chuột

Bệnh sương mai trên cây họ bầu bí

Bệnh sương mai trên cây bầu, bí

Bệnh sương mai trên khổ qua

Bệnh sương mai trên khổ qua

Bệnh sương mai trên khổ qua

Nhìn chung triệu chứng bệnh trên cây trồng khá giống nhau. Tùy vào đặc điểm sinh trưởng của cây mà nấm bệnh sẽ tấn công ở giai đoạn khác nhau. 

Các biện pháp phòng trừ bệnh sương mai

Sau khi nắm vững các triệu chứng và điều kiện phát triển của bệnh. Bạn sẽ áp dụng được các biện pháp phòng trừ bệnh sương mai dưới đây đúng thời điểm và hiệu quả nhất:

Sử dụng giống khỏe

Bệnh sương mai có nguồn gốc chủ yếu là từ giống. Vậy nên, chọn nguồn giống kháng bệnh tốt ở các cơ sở uy tín là tối quan trọng. Ngoài ra, trước khi gieo trồng cần phải ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) và kết hợp các chế phẩm xử lý hạt giống sẽ mang lại hiệu quả tích cực. 

Luân canh cây trồng

Khi luân canh, ngoài cải tạo và bồi dưỡng đất thì việc thay đổi cây ký chủ cũng làm cho nấm bệnh bị ức chế và không thể phát sinh phát triển. Đây là biện pháp khá phổ thông nhưng mang lại hiệu quả làm sạch đất rất tốt.  

Chọn thời điểm trồng 

Bệnh có khả năng xuất hiện mọi lúc trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn thời tiết nóng đi kèm độ ẩm thấp làm cho nấm bệnh khó phát sinh gây hại. Đây là điều kiện ức chế đối với rất nhiều loài nấm bệnh. Do vậy, bạn nên sắp xếp kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý nhất.

Vệ sinh đồng ruộng

Cỏ dại và tàn dư thực vật quanh ruộng là nơi cư ngụ lý tưởng cho nấm bệnh đốm phấn, sương mai. Vì vậy, bạn nên thường xuyên dọn dẹp chúng, giúp vườn thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Xử lý đất, dụng cụ trước khi trồng

  • Đất trồng cần được cày phơi ải trong vòng một tuần. Bổ sung thêm phân chuồng, chế phẩm sinh học cải tạo đất và vôi sát trùng nhằm làm sạch đất tối đa nhất có thể.
  • Bạn có thể tham khảo dòng chế phẩm sinh học RV09 xử lý nấm bệnh trong đất cực kỳ hiệu quả. 

 

Thuốc sinh học đặc trị nấm bệnh cây trồng

Thuốc sinh học đặc trị nấm bệnh cây trồng

>> Xem thêm: RV09 – Diệt nấm bệnh trong đất

Cắt tỉa cành lá

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, cần lưu ý giai đoạn trưởng thành khi cành lá phát triển mạnh đan xen vào nhau. Một trong những điều kiện ẩm thấp dễ phát sinh phát triển bệnh. Vậy nên, cần cắt tỉa thường xuyên cắt tỉa phần cành lá thừa, không còn khả năng quang hợp để tạo môi trường thoáng khí cho khu vườn.

Tưới nước bón phân hợp lý

  • Nếu có thể thì hãy áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Hạn chế tưới trực tiếp trên mặt lá vào buổi sáng sớm và chiều tối có sương. Nếu tưới rãnh cần phải tạo thoát nước tốt, lên luống cao. Hạn chế tối đa nhất tù đọng nước bên trong ruộng.
  • Bón phân cân đối để cây trồng có sức đề kháng tốt. Nên ưu tiên sử dụng các loại phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Hạn chế bón thừa đạm, đặc biệt là phân bón lá.
  • Các chế phẩm dinh dưỡng như RV08, RV19 hay RV20 sẽ hỗ trợ cây rất tốt trong giai đoạn này.

Thuốc trị bệnh sương mai ứng dụng công nghệ vi sinh hiệu quả vượt trội

  • Điều trị bệnh sương mai thường có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn cây mới bị dưới 5%. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để sớm phát hiện bệnh xuất hiện trên ruộng vườn nhà mình. 
  • Sử dụng chế phẩm sinh học trừ bệnh RV04 với cơ chế tác động kép của nấm đối kháng và Enzyme kích kháng cây trồng tiêu diệt, cô lập các vết bệnh do nấm và vi khuẩn tấn công, ngăn chặn kịp thời sự lây lan của mầm bệnh. Dựa vào điều kiện thời tiết mà bạn nên tham khảo sử dụng để phòng bệnh từ đầu nhé.

Chế phẩm sinh học trị bệnh sương mai hiệu quả trên nhiều loại cây trồng

>> Xem ngay: Thuốc trị bệnh sương mai hiệu quả

author-avatar

About Trần Vinh

Chào các bạn mình là Vinh Trần. Một kỹ sư nông nghiệp của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Niềm hạnh phúc của mình là được gửi gắm những kiến thức đến với tất cả mọi người. Mong rằng với những kiến thức về công nghệ sinh học này sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong sản xuất của chính bản thân và những người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.