BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Nhận biết các nguyên nhân gây bệnh đốm đen và cách phòng trừ tận gốc

Các biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen trên hoa hồng bằng sinh học hiệu quả

Bệnh đốm đen là một bệnh rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: hoa hồng, cây lan, xoài hay chuối. Đây là một loại bệnh ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu không kịp thời phát hiện cây sẽ chết đi. Vì vậy hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến với bà con nông dân các biện pháp điều trị bệnh đốm đen sinh học trên cây trồng mang lại hiệu quả.

Làm thế nào để trị tận gốc bệnh đốm đen trên cây trồng

Bệnh đốm đen là gì và nguyên nhân gây bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen là gì?

Bệnh đốm đen là một bệnh do nấm ( Diplocarpon rosae ) hoặc vi khuẩn (Pseudomonas ) ảnh hưởng đến cây trồng . Nó phát triển thành những đốm đen trên lá , cuối cùng làm cho lá chuyển sang màu vàng và rụng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm đen do loài vi khuẩn Pseudomonas hoặc một số loại nấm như Diplocarpon rosae, Asterina, Diplotheca…gây ra. Nó phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao và thời tiết ẩm ướt. Đặc biệt khi đến mùa mưa là điều kiện thuận lợi để nấm hình thành những đốm đen trên cây. 

Ngoài ra khi khu vườn không được chăm sóc kĩ càng và cây bị thiếu chất dinh dưỡng cũng gây hại cho lá làm cho nấm bệnh dễ xâm nhập. Gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

Các loại cây trồng thường gặp bệnh đốm đen và biểu hiện của bệnh

Bệnh đốm đen trên lan

Bệnh đốm đen trên lá phong lan

Bệnh đốm đen trên lá phong lan

Bệnh đốm đen thường xuất hiện trên cả hai mặt lá. Dấu hiệu ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng màu vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. 

Khi cây bệnh nặng, những đốm đen trên lá phong lan phát tán rất nhanh và lá thay đổi dần dần sang màu vàng, dễ bị rụng, cây trồng sinh trưởng kém, phát triển còi cọc.

Bệnh đốm đen hoa hồng

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Đốm đen trên hoa hồng là một bệnh nghiêm trọng trên diện rộng do nấm Diplocarpon rosae gây ra. Trên cây hoa hồng, nấm bệnh làm cho lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen hình tròn có đường kính khoảng 1cm. Chúng sẽ di chuyển theo thời gian và cuối cùng làm lá bị rụng khiến cây mất khả năng tích lũy chất dinh dưỡng. 

Nếu không kịp thời xử lý bệnh thì lá cây sẽ rụng dần dần từ lá một và cây trở nên trơ trụi. Điều này, khiến cho cây hóa hồng ngày càng chậm phát triển.

Bệnh đốm đen trên xoài

Bệnh đốm đen trên xoài

Bệnh đốm đen trên xoài

  • Trên lá: Nấm bệnh làm có lá có những vết xám đen, bị giới hạn bởi gân lá, thường là có quầng vàng, sau đó vết bệnh làm lá bị rách. Nếu nặng sẽ bị rách rất nhiều chỗ, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
  • Trên trái: Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm rất nhỏ như vết kim châm màu thâm đen trên vỏ trái, vết bệnh màu đen đậm hơn trên lá, gồ ghề, kích thước mỗi vết bệnh không giống nhau. Khi bệnh nặng, trái sẽ bị nứt sau đó bị rụng, ảnh hưởng đến chất lượng, dẫn đến quả bị loại hoặc bán với giá thấp.
  • Trên chồi non: Xuất hiện những vết nứt dọc có màu nâu đen, đôi khi còn có mủ.

Bệnh đốm đen trên chuối

Bệnh đốm đen trên lá chuối

Bệnh đốm đen trên lá chuối

Trên lá: Ở thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở hai mặt của phiến lá thứ 2, 3 và 4 tính từ ngọn xuống. Nó hình thành các đốm màu nâu sẫm, những đốm này có đường kính khoảng dưới 1mm, chúng tụ tập thành hàng và song song với gân lá. Sau đó đốm mọc loang ra thành hình bầu dục, xung quanh có quầng màu vàng. Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, ở giữa đốm đen có màu xám. Việc nhiều đốm liên kết làm cho phiến lá bị khô thành những mảng lớn và lá chuối sớm bị héo chết.

Biểu hiện bệnh đốm đen trên quả chuối

Biểu hiện bệnh đốm đen trên quả chuối

Trên quả chuối: Xuất hiện những đốm đen có đường kính từ 0,5 đến 1mm, bề mặt quả trông giống như giấy nhám. Quả có thể bị bệnh khá sớm, khoảng 2 đến 4 tuần sau khi buồng chuối được hình thành. 

Cách phòng trừ bệnh đốm đen

Để trị bệnh đốm đen tận gốc thì phòng ngừa cũng là một biện pháp rất cần thiết trong quá trình chăm sóc cây trồng. Bệnh đốm đen là bệnh dễ phòng ngừa hơn là chữa bệnh.

Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp canh tác giúp phòng ngừa bệnh đốm đen hiệu quả

Biện pháp canh tác giúp phòng ngừa bệnh đốm đen hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đốm đen hiệu quả là:

  1. Lựa chọn loại giống kháng bệnh cao: Sử dụng giống sạch bệnh sẽ giảm được nguy cơ lây bệnh là lựa chọn tốt nhất. Đảm bảo trồng cây tại các vườn không có mầm bệnh.
  2. Kiểm tra, theo dõi vườn thường xuyên để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Hệ thống thoát nước tốt. Khoảng cách giữa các cây không quá gần nhau để tạo khoảng trống giúp không khí có thể lưu thông. Mầm bệnh khó phát triển và lây lan.
  3. Cắt bỏ những bộ phận của cây bị nhiễm bệnh và tiêu hủy chúng ở nơi cách xa vườn cây để hạn chế sự lây lan.
  4. Thực hiện các phương pháp vệ sinh thích hợp đối với trang thiết bị làm vườn, hạt giống và đất bởi vì mầm bệnh có thể tồn tại trong vật dụng đó mà ta không biết được.

Biện pháp trị bệnh đốm đen bằng sinh học 

Bởi vì đặc tính của các loại cây khác nhau nên chúng ta có các biện pháp sinh học trị tận gốc bệnh đốm đen cho từng loại cây trồng. 

Đối với hoa hồng, sử dụng hỗn hợp baking soda và xà phòng

Bước 1: Cắt tỉa bớt cành lá ở cây hoa hồng bởi vì nó có thể hút các chất dinh dưỡng từ các bộ phận đang còn khỏe mạnh của cây. Lưu ý: cắt sao cho góc cắt 45 độ.

Bước 2: Sau khi hoa tàn bị rụng hết, hãy cắt bỏ những cành và lá có đốm đen. Nếu không cắt bỏ những lá này sẽ chuyển thành màu vàng và có những đốm đen rất lớn có khả năng lây bệnh cho những lá đang khỏe mạnh. Lá cây là bộ phận để cây lấy thức ăn, vì vậy cố gắng loại bỏ càng ít càng tốt.

Bước 3: Thu gom hết tất cả những chiếc lá và cành đã cắt rồi sau đó tiêu hủy toàn bộ bởi vì nấm trên lá có thể tiếp tục sống, ngay cả khi những chiếc lá đã chết.

Bước 4: Loại bỏ những cây xung quanh và cỏ dại đã bị nhiễm nấm bệnh.

Bước 5: Trải thêm một lớp phủ như rơm, cỏ khô hoặc lá mía khô lên gốc cây.

Bước 6: Trộn hỗn hợp diệt nấm hữu cơ tự chế với tỷ lệ như sau: 

  • 1 muỗng đầy baking soda.
  • 1 muỗng dầu thực vật.
  • 1 muỗng nước xà phòng rửa tay thông thường.
  • 3 đến 4 lít nước.
  • 1 bình xịt thể tích 4 lít.

Phun hỗn hợp này từ gốc đến lá và ngọn, cần xịt trong vòng vài tuần.

Lưu ý: 1 tuần xịt một lần và xịt vào buổi sáng. Nếu trời mưa thì hãy phun lại một lần nữa.

Đối với cây lan sử dụng tỏi

Bước 1: Đầu tiên chúng ta chuẩn bị 4 đến 5 nhánh tỏi đã lột vỏ, rửa sạch và đập dập tỏi ra.

Bước 2: Đun sôi 1 lít nước.

Bước 3: Khi đun nước sôi xong thì chúng ta đổ nước sôi và tỏi vào một cái bát, sau đó để hỗn hợp vừa pha nguội đi. Tiếp đến, chúng ta sẽ lọc hỗn hợp đó, bỏ phần bã và chỉ lấy phần nước trong. 

Bước 4: Đổ phần nước trong vào bình xịt và phun trực tiếp vào phần bị bệnh trên thân gốc và rễ của lan. Nước tỏi chỉ dùng cho phần gốc và thân của cây lan.

Đối với lá, hoa chúng ta sẽ cắt đi. Phần lá vừa cắt, chúng ta lấy nước tỏi, bôi trực tiếp vào vết vừa cắt. 

Lưu ý: Nếu không cắt đi, lá bệnh sẽ lây lan cộng với môi trường ẩm ướt thì mầm bệnh sẽ phát triển mạnh, khó kiểm soát. Cây sẽ bị nhiễm bệnh nặng và không thể chữa được. 

Đối với xoài và chuối sử dụng thuốc đặc trị bệnh đốm đen RV03

Phòng hiệu quả trước các đợt dịch bệnh, giảm lây lan, chống bùng phát.

Phục hồi các tổn thương ở rễ. Kích thích ra rễ mạnh, khỏe, cứng rễ.

Thuốc trừ bệnh đốm đen sinh học an toàn hiệu quả

Đặc trị nấm bệnh cây trồng

Đây được xem là sản phẩm đặc trị bệnh đốm đen trên cây trồng mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay được nhiều bà con nông dân tin dùng nhất. Với thành phần chứa Chaetomium cupreum giúp cây tăng sức đề kháng và phòng trừ, tiêu diệt bệnh đốm đen trên cây trồng. 

Sau đây là cách sử dụng sản phẩm RV03 trị bệnh đốm đen: Cho gói RV03 với khối lượng là 25g vào bình phun khoảng 20-25 lít nước. Sau đó, mang đi phun đều lên cây khi bệnh chớm xuất hiện. Nên phun lần 2 sau khoảng 1 tuần khi bệnh nặng.

Lưu ý: Thuốc có thể pha cùng với các loại phân bón và thuốc bảo vệ khác.

Nhà sản xuất và phân phối thuốc sinh học phòng trừ bệnh đốm đen tại TPHCM

Văn phòng đại diện: 268A đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Quận 3, TPHCM.

Nhà máy sản xuất: Lô CN12, Cụm khu công nghiệp Phù Việt, Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh.

Liên hệ ngay Mr.Sáng: 098 589 5808 để được tư vấn cụ thể.

Sản phẩm với những ưu điểm vượt trội và thân thiện với môi trường đã góp phần giúp bà con tin dùng sản phẩm nhiều hơn. Chúc bà con thành công.

author-avatar

About Nguyễn Nhã

Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.