Từ đây đến cuối tháng, dự báo tình hình xâm nhập mặn với độ mặn 4g/l có thể sâu nhất trên các dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48 – 70km, từ 75 – 90km trên sông Vàm Cỏ và trên sông Cái Lớn từ 50 – 55km.
Đồng bằng sông cửu long tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt vào cuối tháng 3
Theo dự báo của Viện khoa học thủy lợi miền Nam, những ngày giữa tháng 3 này thì tình hình xâm nhập mặn tại các cửa sông chính ĐBSCL tăng cao hơn so với đầu tháng 3.
Cụ thể, từ ngày 17/03 tại các cửa sông Cửu Long mặn xâm nhập từ 42 – 45 km cao hơn đầu tháng 3 từ 1- 5 km tại các cửa sông như: Cửa Đại, Cửa Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Sông Hậu. Tại các sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mặn xâm nhập từ 78-89km, cao hơn đầu tháng 3 từ 10 – 12km, sông Cái Lớn mặn xâm nhập 56km cao hơn đầu tháng 3 khoảng 16km.
Tình hình trên đã gây ra ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc lấy nước sinh hoạt và trữ nước sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây.
Thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, tình hình xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra tại khu vực ĐBSCL trong thời gian sắp tới. Viện Khoa học Thủy lợi miền nam dự báo: cuối tháng 3 từ ngày 25 – 31/03/2021 mặn xâm nhập 4g/l có thể xâm nhập sâu nhất trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 48-70km, sông Vàm Cỏ từ 75 – 90km và sông Cái Lớn từ 50 – 55km. Thời gian này trên địa bàn sông CửU Long không có mưa nên nguồn nước hoàn toàn phụ thuộc vào nước đến từ lưu vực thượng nguồn sông Mê Kông. Ngoài ra, chúng ta nên đề phòng các loại gió chướng mạnh, đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng độ mặn đột ngột trên các cửa sông Cửu Long.
Dự báo, năm 2021 này lượng xả nước từ khu vực Trung Quốc xuống hạ lưu dự báo trên dưới 1.000m3/s. Trong khi đó, ở hạ lưu lượng mưa không đáng kể, dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm, mặn có xu hướng tăng dần và đặc biệt nhất là vào khô.
Đặc biệt, nguồn nước về thấp ngay từ đầu mùa khô, mặn bất thường có thể xảy ra ở các tháng mùa khô và kéo dài tới tháng 5/2021. Đồng thời, mặn cũng có thể xảy ra biến động bất thường do vận hành thủy điện hoặc thời tiết cực đoan, triều cường, gió chướng…