CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

[HƯỚNG DẪN] Cách diệt sâu đục thân hiệu quả trên cây trồng

Cách diệt sâu đục thân triệt để

Trong canh tác lúa, các đối tượng sâu hại là đối tượng thường xuyên xuất hiện trong đồng ruộng. Tuỳ theo kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết mà một số loài sẽ có điều kiện bộc phát riêng, gây hại trên đồng ruộng làm cho hiệu quả sản xuất của bà con nông dân giảm sút. Trong đó, sâu đục thân luôn là loài côn trùng gây thiệt hại nghiêm trọng trên ruộng lúa mà hiện nay chưa có giải pháp nào để trị sâu đục thân một cách triệt để. 

Vì vậy, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các nguyên nhân sâu đục thân, đặc điểm sâu đục thân phân loại sâu đục thân hiện nay để đưa ra biện pháp phòng trừ sâu đục thân hiệu quả và triệt để nhé. 

Nhận biết sâu đục thân hại cây và cách phòng trừ sâu đục thân hiệu quả

Đặc điểm sâu đục thân 

Sâu đục thân là gì?

Sâu đục thân là loài côn trùng đục thân và là loài gây hại nghiêm trọng trên lúa. Ngoài ra, nó còn phá hại trên ngô, mía và lúa mì. 

Sâu đục thân phá hại những cây trồng này bằng cách đục khoét hoặc đào hầm bên trong thân cây của chúng. Ấu trùng tạo ra những lỗ nhỏ trên thân cây và lắng đọng phân của chúng bên trong thân cây. Trong thời kỳ đẻ nhánh, biển hiện điển hình của sâu đục thân gây hại cho lúa là héo và chết.

Ở những ruộng bị sâu đục thân tấn công sớm thì triệu chứng gây hại thể hiện ngay trong giai đoạn đẻ nhánh. Chúng xuất hiện nhiều ở những ruộng gần bờ, thiếu nước. Sâu non khá lớn và linh động, một nhánh lúa có khi có từ 2 đến 3 con. Chúng gây hại từ thời kỳ lúa đẻ nhánh, làm đồng và cả giai đoạn trổ chín. 

Sâu đục thân trải qua 4 giai đoạn đó là: Trứng, sâu non, nhộng và bướm. Vòng đời trung bình của sâu đục thân kéo dài từ 35 đến 50 ngày.

Nguyên nhân sâu đục thân xuất hiện phá hại cây trồng

Do thời tiết nắng nóng, hạn hán kéo dài, hoặc khi độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho sâu vũ hóa thành bướm, gây hại hàng loạt cho đồng ruộng.

Ngoài ra, nguyên nhân sâu đục thân còn do bà con sau khi thu hoạch xong không tiến hành làm đất ngay mà để rơm rạ ở ngay trên đồng ruộng. Nhộng vẫn có thể ở trong thân cây lúa mà chưa tiến hành vũ hoá, khi gặp điều kiện thích hợp bướm vũ hoá, phát triển và sinh sôi khắp đồng ruộng gây hại cho cây trồng.

Đặc biệt là sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa ở tất cả các vùng trồng lúa, nhưng hiện nay nó có xu hướng xuất hiện đều khắp các mùa vụ trong năm. 

Nhận biết các loại sâu đục thân thường gặp trên cây trồng

Hiện nay sâu đục thân có rất nhiều loại và nó gây hại trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau như: sâu đục thân hại lúa, sâu đục thân bắp (sâu đục thân hại ngô), sâu đục thân hại ăn quả, sâu đục thân cây đào, sâu đục thân xoài,…

Sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân hại lúa hay còn gọi là sâu ống hoặc sâu nách. Ở Việt Nam hiện nay có 4 loại sâu đục thân hại lúa chính đó là:

  1. Sâu đục thân bướm hai chấm còn gọi là sâu đục thân màu vàng, có tên khoa học là Scirpophaga incertulas Walker.
  2. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen còn gọi là sâu đục thân sọc nâu đầu đen có tên khoa học là Chilo polychrysus Meyrick.
  3. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu còn gọi là sâu đục thân sọc nâu đầu nâu có tên khoa học là Chilo suppressalis Walker.
  4. Sâu đục thân màu hồng có tên khoa học là Sesamia inferens Walker. 

Sâu đục thân bướm hai chấm 

Sâu đục thân bướm hai chấm tiến hành gây hại trên hầu hết các quá trình sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn gieo mạ cho đến giai đoạn trổ bông, lúa chín. Bướm vũ hoá trong điều kiện độ ẩm không khí cao trên 90%. 

Sâu đục thân bướm hai chấm sống chủ yếu trong thân cây lúa với mật độ mỗi con mỗi cây và sau khi ăn hết thức ăn nó tiến hành di chuyển sang cây khác để tiếp tục gây hại. Vì vậy, khả năng phá hoại mùa màng của nó rất cao.

Sâu đục thân bướm hai chấm

Sâu đục thân bướm hai chấm

Trứng của chúng được đẻ trên bề mặt lá và được phủ một lớp nhung mịn màu trắng, thời gian rủ trứng từ 5 đến 8 ngày. Sâu non có màu trắng, đầu màu nâu nhạt, khi sâu con trưởng thành có chiều dài từ 20 đến 25mm.

Sau khi gặp điều kiện thích hợp, sâu tiến hành vũ hoá và biến thành bướm. Bướm cái có chiều dài từ 10 đến 13mm, độ rộng sải cánh khoảng từ 23 đến 30mm, thân và cánh có màu vàng nhạt và ở giữa mỗi cánh có một chấm đen giúp dễ dàng phân biệt đối với các loài bướm khác. 

Bướm đực có chiều dài từ 8 đến 10mm, đầu, ngực và cánh trước đều có màu nâu nhạt. Vòng đời của sâu đục thân bướm hai chấm từ 45 đến 70 ngày.

Xem ngay: Biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm hại lúa hiệu quả

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen

>> Xem thêm: Cách diệt sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát triển vào mùa xuân, nó có tập quán sống quần tụ nên trong mỗi thân cây lúa có thể có từ vài con sâu cho đến chục con. Nó hoạt động theo cơ chế tương tự sâu đục thân bướm hai chấm, sau khi ăn hết thức ăn trong thân cây thì sẽ đục lỗ chui ra ngoài và tấn công sang cây khác. 

Ở những đồng ruộng khô cằn sẽ bị sâu đục thân phá hoại ít hơn ở những đồng ruộng ẩm ướt. Chúng thường đẻ trứng thành cụm màu trắng, sau một thời gian chuyển dần sang màu vàng sẫm. Trứng có hình bầu dục, hơi dẹp. Thời gian rủ trứng từ 5 đến 7 ngày. 

Sâu non khi đủ lớn có chiều dài lên đến 25mm, đầu có màu nâu đậm hoặc đen.  Trên lưng có 5 sọc nâu chạy dọc từ đầu đến cuối bụng. Nhộng có màu vàng, mặt lưng có màu nâu đỏ cùng với 5 sọc xung quanh bụng, dần dần cho đến khi vũ hoá nhộng sẽ có màu đậm hơn so với ban đầu. Vòng đời của sâu đục thân 5 vạch đầu đen kéo dài từ 36 đến 45 ngày.

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu

Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày chúng trốn ở dưới lá lúa hoặc trong đám cỏ dại.

Trứng của chúng có hình bầu dục và hơi dẹp. Trứng mới đẻ có màu trắng sau đó dần dần chuyển thành màu nâu và cuối cùng lúc sắp nở thì có màu đen. Sâu non lúc đủ lớn có chiều dài khoảng từ 18 đến 20mm, có màu nâu nhạt, trên lưng có 5 vạch sọc màu nâu chạy trải dài khắp thân. Chiều dài của nhộng khoảng 10 đến 12mm và nó có màu nâu ngả vàng. Vòng đời từ 40 đến 70 ngày.

Sâu đục thân bướm cú mèo

Sâu đục thân màu hồng

Sâu đục thân bướm cú mèo

Sâu đục thân bướm cú mèo hay còn gọi là sâu đục thân màu hồng có tên tiếng Anh là Pink Stem Borer là loại sâu gây hại phổ biến hiện nay, loại này có thể tấn công trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, mía, bắp, đậu,… 

Bướm thường vũ hoá về đêm và bướm cái đẻ trứng từ 2 đến 3 ngày sau đó. Trứng đẻ ở giữa các bẹ lá và thân cây, hình bán cầu và hơi dẹp. Ban đầu trứng có màu trắng kem sau đó chuyển sang màu hồng và lúc sắp nở thì có màu đen.

Sâu lớn dài 20 đến 30mm, đầu nâu đậm, mặt dưới ngực và bụng có màu vàng nâu nhạt, mặt lưng có màu hồng tím. Chúng có thể tấn công sát gốc lúa như sâu đục thân hai chấm hoặc tấn công ngang thân lúa. Sâu có tập quán sống quần tụ, trong một cây có thể có một con hoặc vài con.

Nhộng dài tới 18mm và có màu nâu vàng. Sau khi vũ hoá, độ rộng sải cánh của bướm trưởng thành lên đến 30mm. Cánh trước có màu nâu nhạt với các vết sẫm màu dọc theo rìa cánh, cánh sau có màu trắng ngọc trai. 

Vòng đời sâu đục thân màu hồng từ 45 đến 60 ngày.

>> Xem thêm: Hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm cú mèo

Sâu đục thân xoài

Sâu đục thân xoài

Sâu đục thân xoài

Sâu đục thân gặm nhấm vỏ cành cây và các ngọn cây dưới dạng các lỗ nhỏ trên vỏ cây.

Các lỗ nhỏ trên vỏ cây là dấu hiệu cho sự xâm nhập của sâu bệnh. Lúc đầu toàn bộ phần của lá bắt đầu chuyển sang màu vàng nhạt, lá bắt đầu khô, sau đó có thể làm cho lá của cây bị bệnh thối quả. Khi sâu xâm nhập nghiêm trọng, cành cây và các thân chính có thể bị gãy thậm chí sau đó toàn bộ cây có thể bị héo.

Sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân bắp

Sâu đục thân bắp

Sâu đục thân bắp thường gây hại từ tháng 5 đến tháng 9. Bướm cái đẻ trứng thành từng cụm từ 15 đến 20 cái ở dưới mặt lá. Trứng nở trong vòng một tuần, ấu trùng non ăn lá và khi ấu trùng lớn hơn chui vào thân cây ngô. Sau khi chui vào thân cây, ấu trùng hóa nhộng và nở thành bướm bắt đầu lại chu kỳ mới.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân

Trong nông nghiệp, phòng trừ sâu bệnh hại luôn là vấn đề đau đầu đối với bà con nông dân. Cùng xem qua một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân hiệu quả mới nhất hiện nay dưới đây.

Biện pháp phòng sâu đục thân hại cây

– Sử dụng các giống kháng sâu bệnh nếu có. Trồng cây sớm để hạn chế sâu bệnh.

– Có thể dùng dao để tiêu huỷ những ấu trùng và trứng ở những chiếc lá hoặc các lỗ xâm nhập trên vỏ cây.

– Kích thích thiên địch phát triển ví dụ như ong bắp cày ký sinh bằng cách trồng các dải hoa xung quanh ruộng.

– Thu dọn và tiến hành tiêu huỷ toàn bộ tàn dư sau quá trình thu hoạch để đồng ruộng sạch sẽ và thoáng mát.

– Cân bằng lượng phân bón thường sử dụng để tránh tình trạng ẩm độ cao, tạo môi trường thuận lợi cho sâu đục thân phát triển.

– Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sâu đục thân, theo dõi kỹ diễn biến tình hình gây hại để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.

Cách trị sâu đục thân bằng chế phẩm sinh học

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại

Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại

Thuốc trừ sâu đục thân hiệu quả: Sản phẩm RV07 Phòng trừ sâu côn trùng – Trị sâu đục thân hại cây ăn quả có múi, sâu đục thân hại lúa,…

Các loại thuốc trừ sâu sinh học làm hạn chế sâu non đục thân, với thành phần chứa các chủng vi sinh có lợi sản phẩm RV07 giúp tiêu diệt sâu đục thân một cách triệt để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây trao đổi chất chuyển hoá các chất cần thiết cho quá trình phát triển. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa Bacillus thuringiensis đây là một loại vi sinh vật giúp tăng sức đề kháng cho cây và tạo ra chất có chức năng như thuốc kháng sinh giúp cây phòng trừ sâu bệnh tấn công. 

Với cơ chế hoạt động là tấn công lên các ấu trùng và trứng của sâu đục thân, sau đó làm tê liệt, không cho chúng có khả năng hoạt động và tấn công lên thân cây. Ngoài ra thuốc trừ sâu sinh học RV07 còn có thể xử lý các loài côn trùng gây hại khác như: sâu xanh da láng, sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa…

Cách trị sâu đục thân bằng sản phẩm RV07: Pha 100 ml sản phẩm với 80 đến 100 lít nước rồi tiến hành phun đẫm thân, cành, lá.

 

author-avatar

About Nguyễn Nhã

Chào mọi người, tôi là Nhã. Là một kĩ sư nông nghiệp, tôi hiểu được những khó khăn và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam. Vì thế sau khi tốt nghiệp tôi đã tham gia làm việc tại Đan Mạch, một đất nước có nền Nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới để tìm hiểu xem quá trình sản xuất của họ như thế nào. Giờ đây tôi có thể chia sẽ những kiến thức và kinh nghiệm tôi đã học hỏi được cùng với bà con nông dân, giúp bà con có một vụ mùa thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.