CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

Phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa bằng biện pháp sinh học an toàn hiệu quả

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Lượng mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao cùng với thời tiết nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng ở Việt Nam khiến cho những đồng ruộng của bà con luôn đối mặt với nguy cơ cao dịch hại sâu đục thân trên lúa. Một trong những loại sâu đục thân khó tiêu diệt và gây ra thiệt hại nặng nề nhất đó là sâu đục thân 5 vạch đầu đen.

Cũng như các loại sâu đục thân khác, sâu đục thân 5 vạch đầu đen có đặc điểm gây hại bằng cách tấn công và trú ngụ trong thân cây lúa nên rất khó để tiêu diệt chúng triệt để. Bài viết này nhằm cung cấp cho bà con những thông tin về đặc điểm của sâu đục thân 5 vạch đầu đentriệu chứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa nhằm tìm ra các biện pháp phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa một cách an toàn và hiệu quả.

Phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa bằng biện pháp sinh học an toàn hiệu quả

Đặc điểm hình thái của sâu đục thân 5 vạch đầu đen

  • Tên tiếng Anh: dark-headed striped borer
  • Tên khoa học: Chilo polychrysus
  • Họ: Crambidae
  • Bộ: Lepidoptera 
Đặc điểm hình thái sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Đặc điểm hình thái sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Trứng: Ngài thường đẻ trứng thành từng cụm trên mặt dưới lá lúa. Trứng hình bầu dục dẹp, được đẻ thành ổ xếp từng hàng chồng lên nhau hình vây cá. Trứng lúc mới đẻ màu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt, nâu trầm rồi cuối cùng là màu nâu tối lúc gần nở, bề mặt trứng trơn bóng.

Sâu non: Sâu non thường có 5 tuổi, lúc mới nở cơ thể nhỏ yếu có màu trắng sữa, lúc lớn hơn thì sâu non đẫy sức chuyển sang sẫm màu hơn. Đầu có màu tối sẫm đến màu đen, phía trên đỉnh đầu có một mảng màu xám bóng óng ánh, mặt bụng có màu màu trắng mờ xen màu vàng kem. Phần lưng gần đầu có màu nâu đen và nhạt dần về phía cuối, lưng có 5 vạch dọc đặc trưng.

Nhộng: Khi mới hóa nhộng có màu vàng bóng, sau đó chuyển dần sang đậm màu nâu hơn. Mặt lưng nhộng có 5 vạch dọc màu nâu trầm và có 4 gai ngắn xếp thành hình cung, phía bụng có 2 gai thẳng, ngắn và không có lông. Nhộng đực có kích thước ngắn hơn nhộng cái.

Sâu trưởng thành (ngài): Lúc trưởng thành thì ngài đực và ngài cái có một số đặc điểm hình thái khác nhau như: 

  • Ngài đực: Có chiều dài từ 7-9 mm. Cánh trước màu vàng nâu đến nâu thẫm, trên mặt cánh có các dải màu nâu trầm và vàng nâu loang lổ trên nền cánh vàng kem. Giữa mỗi cánh có 5 đốm nâu đen bóng xếp thành hình dấu ‘’<’’, bao quanh các đốm là một khoảng màu cam đất óng ánh. Cánh trước có hai đường viền xếp song song màu nâu đen, gần đường vân phía trong là một vệt rộng lấp lánh màu nâu trầm. Cánh sau có các đốm li ti màu nâu nhạt trên nền cánh màu kem, cánh có một đường viền màu nâu trầm. Ngài có đầu ngực màu nâu vàng đến nâu tối, bụng thon dài, nhỏ dần và cong lên về phía cuối, râu của ngài có hình răng cưa. 
  • Ngài cái: Có cơ thể lớn hơn (10-11 mm) và màu sắc nhạt hơn ngài đực. Cánh trước có màu nâu vàng nhạt, cũng có 4 chấm hình dấu ‘’<’’ ở giữa cánh tương tự ngài đực nhưng nhỏ và nhạt màu hơn. Cánh cũng có 2 viền và viền ngoài thấy rõ là 7 chấm nâu đen xếp thành một đường viền, viền trong mảnh và nhạt màu hơn. Cánh sau màu trắng xám và đường viền cánh nhạt màu hơn ngài đực

Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Vòng đời của sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen có vòng đời từ 35-60 ngày tùy theo điều kiện môi trường:

  • Giai đoạn trứng: 4-7 ngày
  • Giai đoạn sâu non: 20-41 ngày
  • Giai đoạn nhộng: 4-6 ngày
  • Giai đoạn từ vũ hóa đến lúc đẻ trứng: 2-5 ngày

Đặc điểm sinh học của sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Ngài của sâu 5 vạch đầu đen thường vũ hóa về đêm và tiến hành giao phối rồi đẻ trứng ngay sau khi vũ hóa. Ngài cái thường đẻ trứng theo ổ, mỗi ổ có từ 7-150 quả trứng, mỗi ngài cái có thể đẻ tới 480 trứng trong 3 ngày. Mỗi năm sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh 6 lứa. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen thích thời tiết ẩm và ấm áp nhưng với nhiệt độ quá cao cũng làm sâu non bị chết (nhiệt độ tối đa cho sự phát triển của sâu từ 35ºC-39ºC).

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân 5 vạch đầu đen

Sâu non bắt đầu tấn công bằng cách xâm nhập vào phần trong của bẹ lá và ăn các mô từ bẹ lá lên tạo nên các mảng màu trắng đến vàng theo chiều dọc dẫn đến héo và khô phiến lá. Sâu non tiếp tục xâm nhập vào thân cây, cắt đứt con đường vận chuyển dinh dưỡng lên ngọn. Kết quả là phần ngọn lá chuyển sang màu nâu, héo và chết trong khi các lá phía dưới vẫn xanh tươi và khỏe mạnh, những cây bị sâu tấn công sẽ không chịu đẻ nhánh và trổ bông hiệu quả. Hoặc khi sâu tấn công từ vị trí thân dưới thì sẽ làm chết cây. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen gây hại nặng ở các đồng ruộng canh tác vụ kép và 3 vụ/năm. Những ruộng ẩm ướt với mực nước ngập cao thường bị sâu hại tấn công nhiều hơn những ruộng cạn.

Triệu chứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa

Triệu chứng sâu đục thân hại lúa

Triệu chứng sâu đục thân hại lúa

 

  • Thời kỳ mạ: Trong thời kỳ này cây lúa còn nhỏ nên khi bị sâu non háu ăn tấn công thì cây có thể bị cắn đứt thân và chết khô. Khi cây mạ đã lớn thì sâu tấn công sẽ làm yếu thân mạ và cây rất dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.
  • Thời kỳ đẻ nhánh: Sâu non sau khi nở ăn dọc trên phần thịt lá tạo các mảng màu trắng và vàng dọc phiến lá. Sâu đục vào thân cây, cắn phá làm đứt con đường dẫn truyền chất dinh dưỡng lên ngọn làm cho phần ngọn thiếu chất dẫn đến héo vàng rồi chết ngọn.
  • Thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu: Sâu tấn công làm cây không chịu đẻ nhánh và phân hóa đòng hiệu quả. Cây có thể phân nhánh, làm đồng và trổ bông thành công nhưng tỷ lệ hạt lép được tạo ra rất cao, hiện tượng này còn gọi là bông bạc.
  • Cuối thời kỳ sinh thực (làm đòng, trổ bông): Sâu có thể đục thân phía dưới hoặc đục từ cuống đòng cắn đứt con đường truyền dinh dưỡng làm chết đòng hoặc sâu cũng có thể cắn nát đòng, dẫn tới việc lúa không thể trổ bông.

Biện pháp phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen hại lúa an toàn hiệu quả

Phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen bằng biện pháp canh tác

Phòng trừ sâu đục thân 5 vạch đầu đen bằng biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác

Cách phòng trừ và tiêu diệt sâu đục thân 5 vạch đầu đen cũng tương tự như cách tiêu diệt sâu đục thân 5 vạch đầu nâu:

  • Biện pháp canh tác
  • Chọn giống sạch bệnh và khỏe mạnh để canh tác
  • Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu sâu bệnh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. 
  • Tiêu diệt bằng tay các ổ trứng khi phát hiện ra.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước và sau canh tác để hạn chế mầm sâu bệnh hại, có thể xử lý sâu non và nhộng bằng cách làm ngập ruộng từ 2-3 ngày.

Biện pháp sinh học 

4 cách tiêu diệt sâu đục thân 5 vạch đầu đen bằng sinh học đó là:

  • Sử dụng thiên địch 
  • Sử dụng dầu neem
  • Sử dụng bả chua ngọt
  • Sử dụng chế phẩm sinh học RV07 

Sử dụng các loài thiên địch để trị sâu đục thân 5 vạch đầu đen

  • Sử dụng thiên địch để trị sâu đục thân 5 vạch đầu đen

    Sử dụng thiên địch để trị sâu đục thân 5 vạch đầu đen

    Ong ký sinh : ong xanh, ong kén vàng, ong kén trắng và ruồi xám

  • Nhện bắt mồi: nhện lùn, nhện chân dài, nhện lưới,…
  • Các loại bọ: Bọ xít mù xanh, bọ xít nước, bọ rùa đỏ, bọ đuôi kìm,…
  • Nhóm vi sinh vật: Nomuraea rileyi, NPV, vi khuẩn và Nosema bombylist

Để biện pháp sinh học phát huy hiệu quả thì lưu lý khi canh tác cần phải bảo vệ các loài thiên địch của sâu đục thân 5 vạch đầu đen bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

Sử dụng dầu neem 

Dầu neem (chiết xuất từ cây neem) cũng là một loại thuốc trừ sâu sinh học, một giải pháp thay thế thuốc trừ sâu hóa học được chú ý đến. 

Cách tạo ra dầu neem tiêu diệt sâu đục thân 5 vạch đầu đen với tỷ lệ như sau: trộn 2 ml xà phòng lỏng cùng với 5 ml dầu neem và 1 lít nước. Lắc hỗn hợp thu được rồi cho vào bình xịt và phun đều lên hai mặt lá của cây trồng. Để giảm thiểu tác động lên các loại côn trùng có lợi thì nên phun xịt vào sáng sớm và chiều tối.

Sử dụng bả chua ngọt

Sử dụng bả chua ngọt để thu hút sâu trưởng thành bay đến hút, ngài hút phải thuốc trừ sâu sẽ bị chết.

  • Pha thuốc: pha 5 lít nước cùng với 1kg mật mía, để nguội, sau đó trộn cùng 1 lít dấm chua, 3kg chuối tiêu chín kỹ, 0,5kg bã rượu nghiền nhỏ, 1 gói thuốc trừ sâu Peran 50EC + 2g Dipterex, cuối cùng trộn đều hỗn hợp.
  • Dụng cụ: tiến hành buộc một nắm rơm rạ khô lên đầu một cọc dài khoảng 1m, cần chuẩn bị khoảng 200 cọc/ ha.
  • Cách dùng: Nhúng đầu rơm vào hỗn hợp thuốc, nên cắm bả vào buổi chiều tối. Cứ 3 đến 5 ngày hãy lặp lại một, thực hiện 3 lần như vậy. 

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học RV07 của thương hiệu Rồng Vàng

Các chế phẩm thuốc trừ sâu cũng như thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học hiện nay đã và đang được nhiều nông dân tìm hiểu và đưa vào sử dụng. 

Thuốc trừ sâu RV07 của thương hiệu Rồng Vàng là chế phẩm trừ sinh học trừ sâu non an toàn và hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay.

Thuốc trừ sâu sinh học RV07

Thuốc trừ sâu sinh học RV07

Công dụng:

  • Tiêu diệt, phòng trừ các loại sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh da láng,…
  • Ức chế sự phát triển của nấm bệnh gây hại trong đất
  • Cải tạo đất tơi xốp
  • An toàn cho người sử dụng
  • Bảo vệ môi trường

>> Mua ngay: Thuốc trừ sâu sinh học 5 vạch đầu đen RV07

author-avatar

About Tươi Phan

Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân CNSH nông nghiệp của trường đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh. Là một người con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nông nghiệp, mình hiểu những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của nền nông nghiệp Việt Nam. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình đến bà con nông dân. Hy vọng có thể giúp đỡ bà con trong việc canh tác nông nghiệp một cách bền vững và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.