Nếu có một câu hỏi khiến người nông dân cũng như những người làm vườn trên toàn thế giới quan tâm thì chắc chắn đó là “Vi sinh vật đất”. Các vi sinh vật tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình trong đất giúp cho đất tăng độ phì nhiêu. Trong những năm trở lại đây thì các mảnh đất màu mỡ đang dần cạn kiệt. Chính vì thế, chúng ta cần có các giải pháp nhằm ngăn chặn các tình trạng thoái hóa đất. Vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết về những chế phẩm sinh học xử lý đất hiệu quả nhất.
Độ phì nhiêu của đất rất quan trọng vì nó duy trì sự phát triển của cây trồng, giúp cây trồng nâng cao năng suất. Điều này có thể tăng cường thông qua việc chúng ta dùng các chế phẩm sinh vật cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất. Chúng ta sẽ tìm hiểu Chế phẩm sinh học cải tạo đất là gì? Các ứng dụng chế phẩm sinh học để cải tạo đất và những 6 ưu điểm của chế phẩm sinh học xử lý đất. Một phương pháp phổ biến để xử lý đất đó là xử lý đất bằng Trichoderma để giúp cải tạo đất một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay.
Chế phẩm sinh học xử lý đất – hứa hẹn cho cây trồng lớn hơn, khỏe mạnh hơn và thân thiện với môi trường
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất
Vi sinh vật có thể hiểu nôm na là những “chú ong chăm chỉ” tồn tại dưới dạng siêu nhỏ sống trong long đất đóng vai trò quan trọng sản xuất các chất dinh dưỡng hỗ trợ cải tạo đất thoái hóa, từ đó giúp tăng chất lượng đất, phục hồi độ phì nhiêu. Nguồn đất đai chất lượng cao, được bảo dưỡng tốt là điều kiện tiên quyết đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng.
Phía trên là cách ví von dễ hiểu về vi sinh vật đất. Tuy nhiên dưới góc nhìn khoa học, vi sinh vật đất có kích thước rất nhỏ bé (micromet) mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nó hoạt động dựa trên cơ chế tạo hệ sinh thái, vi sinh vật nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh và trị bệnh cho cây.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất hay còn được gọi là chế phẩm sinh học cải tạo đất là các chế phẩm sinh học được điều chế chứa các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ, phân giải các chất khó tan giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây tăng độ phì nhiêu cho đất nhằm tăng năng suất cây trồng cho cây. Các vi sinh vật này dùng để cải tạo đất thoái hóa và đất ô nhiễm.
Ứng dụng chế phẩm sinh vật để cải tạo đất
Vi sinh vật là những sinh vật đơn bào, đa bào nhân sơ hoặc nhân thực. Kích thước của vi sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được, chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm các loại như: nấm, vi khuẩn, virus, tảo và nguyên sinh động vật.
Vi sinh vật trong đất có vai trò rất quan trọng như sản xuất ra các chất dinh dưỡng nhằm cải tạo đất bị thóa hóa và tăng độ pH trong đất, giúp đất tăng độ phì nhiêu. Ngoài ra, vi sinh vật còn giúp cho cây trồng tăng suất đề kháng nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh và trị bệnh cho cây.
1. Đối với cải tạo đất hằng năm để bảo vệ cây trồng
Để cải tạo đất chúng ta nên sử dụng với lượng 20-30kg/ha/năm. Có 2 phương thức để cải tạo đó là:
- Bón trực tiếp vào đất: Đối với việc bón vào đất thì ta cần trộn 8-10 kg đất cát với 1 kg chế phẩm với nhau sau đó ta bón đều lên đất .
- Trộn cùng với hạt giống: Đối với việc trộn trực tiếp với hạt giống thì đầu tiên ta cần làm ướt hạt giống rồi trộn đều với các chế phẩm sinh học cải tạo đất sau đó đem ra gieo trồng.
Trong 2 phương pháp trên, cách trộn cùng với hạt giống được xem là cách cải tạo đất trồng cây hằng năm hiệu quả và đã được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp.
2. Đối với cải tạo đất đã trồng cây lâu năm đã thoái hóa
Ta nên bón lót cho đất trước khi trồng mới lại cây: trước 15 ngày trồng cây thì ta nên trộn 15 gram chế phẩm vào đất trong hốc để cải tạo đất trước khi trồng. Khi vào mùa mưa thì ta cần bón vào đầu và cuối mùa bằng cách hòa 15 gram vào 10 lít nước sau đó tưới vào gốc. Khi cây ra hoa và sau khi ta thu hoạch cũng cần cải tạo bằng cách hòa tan 20 gram chế phẩm vào 8 lít nước sau đó tưới vào gốc.
6 ưu điểm của chế phẩm sinh học xử lý đất
- Hiệu quả nhanh không gây hại cho cây trồng: Cách xử lý đất trước khi trồng cây bằng các chế phẩm sinh học mang lại hiệu quả cao và nhanh. Ngoài ra, nó không ra độc hại cho con người và cây trồng.
- Không ảnh hưởng đến môi trường, con người, vật nuôi (trong chăn nuôi)…Hiện nay, nhiều người dân đang dùng chế phẩm sinh học nhằm mục đích bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm cho người sử dụng và không gây độc hại cho người. Ngược lại, Khi sử dụng các loại thuốc hóa học vừa gây ô nhiễm môi trường và gây độc cho người, một phần nữa là lâu ngày làm cho đất trồng bị thoái đất. Vậy nên, chúng ta cùng nhau bảo vệ môi trường bằng việc chuyển đổi sử dụng các loại chế phẩm sinh học cho cây trồng.
- Tăng độ phì nhiêu cho đất không làm hại cấu trúc của đất: vì khi chúng ta nói đến độ phì nhiêu thì mọi người luôn nghĩ đến vai trò của các vi sinh vật có trong đất. Để tăng độ phì nhiêu cho đất, trước tiên ta nên xử lý đất bằng các chế phẩm sinh học nhằm bổ sung các vi sinh vật để chúng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình xảy ra trong đất. Từ đó giúp cho đất tăng độ phì nhiêu, màu mỡ hơn, giúp cho cây trồng phát triển mạnh hơn.
- Cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất: Nếu chúng ta không xử lý đất trước khi trồng cây thì khả năng cây sẽ bị bệnh cao hơn. Do hệ sinh thái chưa được cân bằng và các nấm bệnh trong đất gây ảnh hưởng làm cho cây bị bệnh cao hơn. Khi ta sử dụng các chế phẩm xử lý nhằm bổ sung các vi sinh vật trong đất, giúp cân bằng hệ sinh thái sinh vật có trong đất. Mặt khác, giúp cho đất cải thiện tình trạng thoái hóa đất, giúp đất màu mỡ hơn.
- Phân giải các chất hữu cơ khó tan cung chất dinh dưỡng cho cây: Một số hợp chất hữu cơ hay vô cơ ở các dạng ion: K, Na, Ca, Mg…với những hợp chất này làm cho rễ cây khó hấp thụ thì nhờ các vi sinh vật có trong đất phân giải các hợp chất này thành các hợp chất cho rễ cây dễ hấp thụ hơn.
- Giảm thiểu các sâu, bệnh hại cho cây trồng: Đây cũng là một trong những lợi ích của chế phẩm sinh học cải tạo đất mang lại. Nó có tác dụng tiêu diệt các loại sâu, côn trùng gây hại và bệnh hại cây trồng ngày càng giảm xuống. Khi ta sử dụng các loại chế phẩm sinh học thì giúp cho cây tăng thêm sức đề kháng để chống chọi lại các bệnh hại.
Xử lý đất bằng Trichoderma
Hiện nay việc xử lý đất bằng Trichoderma là một giải pháp mới cho nền nông nghiệp nước ta. Để tăng hiệu quả sinh trưởng và phát triển cho cây trồng ta nên sử dụng trichoderma để cải tạo cho đất nhằm tăng độ phì cho đất.
>> Xem thêm: Sản phẩm Nấm đối kháng Trichoderma – Chế phẩm sinh học cải tạo đất thoái hóa do lạm dụng phân bón hóa học lâu năm.
- Lợi ích của việc xử lý đất bằng Trichoderma là:
– Trong việc cải tạo đất thì trichoderma mang lại hiệu quả tốt, giữ ẩm và tạo độ phì nhiêu cho đất làm cho cây ngày càng sinh trưởng phát triển mạnh.
– Không ảnh hưởng đến con người và môi trường
– Hiệu quả cao giúp cây có nhiều dinh dưỡng và phát triển một cách nhanh chóng
– Không gây ô nhiễm đến môi trường sinh thái
– Kích thích bộ rễ phát triển, tăng sức đề kháng cho cây trồng tránh một số loại bệnh cho cây từ đó nâng cao năng suất cây trồng.
– Tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
– Hạn chế sự phát triển và làm giảm mật tuyến trùng, vi sinh vậy gây bệnh.
- Cách xử lý đất bằng trichoderma
1. Đối với cây rau màu
– Cây bầu,bí, dưa: trộn chế phẩm với một ít phân bón chuồng để làm bầu đất cho cây. Trước khi trồng cây các bạn có thể thêm nấm đối kháng vào cho đất nhằm cải tạo đất tránh tình trạng còn bệnh trong đất trước khi trồng. Khi cây vào thời kì ra hoa kết quả ta cũng nên bổ sung thêm chế phẩm để tăng năng suất cây trồng.
– Với cây họ cà như: cà chua, cà tím, ớt chúng ta nên bổ sung vào thời điểm trước và sau khi trồng, cây bắt đầu ra hoa nhằm hạn chế các loại bệnh để tăng năng suất cho cây.
– Với cây hành, tỏi cần bổ sung chế phẩm vào đất trước khi trồng để loại trừ bệnh nấm trong đất. Sau khi cây lớn khoảng 1 tháng sau khi trồng ta có thể thêm chế phẩm vào cho cây để tăng sức đề kháng nhằm chống chịu bệnh cho cây.
Muốn xử lý đất đạt hiệu tốt thì bà con cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức về cách cải tạo đất bằng phương pháp nào là hiệu quả là nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến môi trường. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, bà con nên lưu ý sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý đất, vừa an toàn cho sức khỏe bản thân khi sử dụng mà kết quả cũng vô cùng tốt.
2. Đối với cây công nghiệp
– Chúng ta nên trộn 4-8kg/1000m2 và trộn cùng với phân hữu cơ sau đó bón xung quanh gần gốc cây
Trước khi cây ra hoa kết quả thì ta cần bổ sung thêm chế phẩm cho cây để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Việc sử dụng nấm đối kháng đúng cách sẽ giúp bà con giảm đáng kể bệnh chết rũ trên rau màu, tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Chế phẩm sinh học xử lý đất nào tốt nhất hiện nay?
Chế phẩm sinh học xử lý đất nào tốt nhất hiện nay nó là sản phẩm của công ty nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời trên cùng mình ngay sau đây nhé Để trả lời câu hỏi trên thì ta sẽ cùng tìm hiểu về sản phẩm RV02 Dũng sĩ diệt nấm bệnh của công ty Rồng Vàng nhé.
Dưới đây là một số lời phản hồi của những người nông về bộ sản phẩm RV02.
Theo Ông Nguyễn Thành Trung chia sẻ “từ khi tôi sử dụng sản phẩm RV02 của công ty Rồng Vàng thì cây hoa hồng nhà tôi đã hết bệnh hẳn ra và ngày càng tốt lên”
Chia sẻ từ một người trồng ớt “ Tôi trồng ớt lâu nay mà bệnh thán thư trên cây ớt thì thường gặp, vô tình tôi được một số bạn bè giới thiệu sản phẩm này và đã mua về dùng thử sau đó hiệu quả không ngờ. Từ ngày dùng sản phẩm ớt tôi không còn bị bệnh nữa và năng suất cao hơn so với vụ trước”.
“Vào mùa mưa thì Cam nhà tôi hay bị bệnh thối trái từ ngày tôi biết đến sản phẩm RV02 này thì cam nhà tôi đã không còn thối trái nữa. Cam nhà tôi ngày càng nhiều quả và không bị thối như xưa nữa” Theo bà Bảy chia sẻ.
Đây là những lời chia sẻ thực tế từng những người nông dân sử dụng cho vườn nhà mình. Nếu vườn nhà bạn đang gặp các vấn đề nấm bệnh trong đất cần xử lý thì hãy sử dụng RV02 để giải quyết các vấn đề về nấm trong đất.
One thought on “6 ưu điểm khi sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đất”