CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

Sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy mang lại hiệu quả cao

Sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy

Bọ nhảy là loài côn trùng được nhiều người biết đến vì khó phòng trừ. Chúng là loài côn trùng có khả năng di chuyển nhanh nên khi chúng ta phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ thì chúng có khả năng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Mặt khác, chúng ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lâu ngày sẽ làm  tồn dư lại các chất độc hại trong đất và sản phẩm không được an toàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vậy nên, chúng ta nên sử dụng các chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy vừa hiệu quả và an toàn. Sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các đặc điểm của bọ trĩ, từ đó chúng ta đưa ra các biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên cây trồng sao cho hiệu quả.

Tìm hiểu về bọ nhảy và chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy hiệu quả nhất

Đặc điểm của bọ nhảy

Tên khoa học: Phyllotreta striolata

Đặc điểm hình thái 

Đặc điểm hình thái của bọ nhảy

Đặc điểm hình thái của bọ nhảy – chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy nào hiệu quả nhất?

  • Bọ nhảy trưởng thành  là một loại bọ cánh cứng, có hình bầu dục, chiều dài khoảng 2,1- 2,5mm, có bộ cánh cứng, màu đen. Ở giữa cánh có 1 vạch màu vàng nhạt, đôi chân sau thì khỏe mạnh để tạo sức nhảy cho bản thân nên được gọi là bọ nhảy sọc cong. Chúng bay rất khỏe có sức bền và nhảy rất xa. 
  • Trứng được đẻ ở xung quanh rễ chính của cây. Mỗi con trưởng thành đẻ được 200 trứng và kích thước của trứng rất nhỏ, màu vàng nhạt.
  • Sâu non có màu vàng hoặc màu trắng, có độ dài khoảng 4-6mm, sống và nó làm nhộng ở phía dưới đất.
  • Ấu trùng ở trong đất màu vàng nhạt, hình ống, có độ dài khoảng 4mm. 

Vòng đời của bọ nhảy

Vòng đời của bọ nhảy

Vòng đời của bọ nhảy

Vòng đời: 47-107 ngày

  • Trứng: 4-7 ngày
  • Sâu non: 15-20 ngày
  • Nhộng: 8-10 ngày
  • Trưởng thành: có thể sống từ 20-70 ngày.

Đặc điểm gây hại của bọ nhảy 

  • Bọ nhảy trưởng thành thường gây hại trên lá non bằng cách ăn các lá non sau đó tạo thành những lỗ tròn trên bề mặt lá. Chúng còn dùng chân đạp và nhảy lung tung trên vườn rau làm cho rau bị dập nát hết, nhưng đặc biệt là rau cải lá mỏng nên gây hư hại nhiều.
  • Sâu non gây hại bằng cách ăn các rễ phụ của cây rồi từ từ đục dần vào rễ chính làm cho cây kém phát triển. Nếu mật độ sâu non cao làm cho cây héo và chết đi nếu cây đang ở giai đoạn cây con.
  • Chúng gây hại chủ yếu trên lá, tạo ra các lỗ thủng trên bề mặt lá, nếu bị nặng sẽ làm cho lá bị các lỗ thủng như tấm lưới, te tua. Ngoài ra, chúng cũng cắn phá rễ và củ, làm cho rễ và củ có những đường ngoằn ngoèo, lõm vào trong làm cho rễ cây hút chất dinh dưỡng kém, dẫn đến cây phát triển chậm và có khi rễ cây bị thối và chết cây.

Đặc điểm sinh học của bọ nhảy

  • Trong mùa khô thì bọ nhảy gây hại nhiều. Chung chủ yếu gây hại vào lúc sáng sớm hoặc là chiều mát. Khi có ánh nắng chiếu vào thì chúng lẫn trốn xuống gốc hoặc dưới bề mặt lá. Đặc biệt bọ nhảy có tính hay giả chết và khi chúng ta động vào nó thì nó nhảy đi rất nhanh.
  • Trong điều kiện có thời tiết nóng và khô thì loại bọ này gây hại rất mạnh. Ngược lại, nếu trời mưa thì mật độ bọ sẽ giảm đi đáng kể. 
  • Đối với miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội, thì bọ nhảy thường phát sinh từ tháng 3-5, và 7-9. Đối với miền Nam thì bọ thường xuất hiện vào tháng 2,3,4. 

Các biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên cây trồng

Làm đất:

  • Trước khi trồng cây cần vệ sinh các tàn dư để lại của mùa vụ trước và phơi đất để tiêu diệt sâu non và nhộng còn sót trong đất.
  • Thường xuyên đi kiểm ra vườn nếu phát hiện ra bọ nhảy nhanh chóng kịp thời tiêu diệt ngay tránh tình trạng lây lan hết vườn. 
  • Ngoài ra, chúng ta có thể bón vôi vào cho đất nhằm cải tạo đất và một phần khác là để tiêu diệt bọ nhảy.
  • Sử dụng các loại phân chuồng và phân hữu cơ để tiêu diệt ấu trùng của bọ nhảy.

Luân canh:

  • Nên luân phiên cây trồng trong vườn, không nên trồng mỗi cây cải (cây rau thập tự) nhiều năm liên tiếp, tránh cho tình trạng bọ nhảy phá hại mạnh vườn rau nhà bạn từ mùa này sang mùa khác.
  • Nên luân phiên các loại cây trồng khác như: ngò, dưa leo, cà chua, bầu, bí đao, hành lá… để hạn chế lượng bọ nhảy gây hại.
  • Chúng ta cần lưu ý là khi thu hoạch nên dành ra một ít diện tích nhỏ để lại nhằm mục đích cho bọ nhảy tập trung lại một chỗ và dùng các chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy, nhằm mùa vụ sau có bọ nhảy phá hại. 
  •   Đối với mùa mưa thì chúng ta nên trồng trong nhà lưới để cho cây chống dịch tốt hơn.

Bẫy bọ nhảy

Sử dụng bẫy bọ nhảy bằng keo dính vàng

Sử dụng bẫy bọ nhảy bằng keo dính vàng

  • Chúng ta có thể sử dụng bẫy để tiêu diệt bọ nhảy. Vì bỏ nhảy rất thích màu vàng nên chúng ta mua bẫy dính màu vàng để thu hút bọ nhảy, lúc đó nó sẽ di chuyển đến bẫy thì dễ bị dính lại vì lớp băng keo dính tổng hợp và trời mưa hay tưới nước thì nó cũng không bị rửa trôi đi.
  • Đầu mùa vụ chúng ta nên sử dụng bẫy dính vàng này để tiêu diệt bọ nhảy sớm nhằm mục đích hạn chế số lượng sinh sôi nảy nở của chúng. Đây là một cách tiêu diệt bọ nhảy mang lại hiệu quả và an toàn cho các vườn rau cải (rau thập tự). 

Sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy 

Trước đây khi chưa biết về chế phẩm sinh học thì người dân đã sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt trừ bọ nhảy nhưng còn gặp nhiều hạn chế như: chưa tiêu diệt sạch bọ nhảy thì nó đã di chuyển sang chỗ khác, tạo ra thực phẩm không an toàn và cần có thời gian cách ly trước khi thu hoạch, gây ra ô nhiễm môi trường. Lâu ngày việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho đất không phân hủy hết các chất độc hại từ thuốc nên gây cho môi trường đất bị ô nhiễm và mất cân bằng hệ sinh thái sinh vật có trong đất. Từ đó, làm cho đất ngày càng nghèo nàn chất dinh dưỡng, gây ra thoái hóa đất. 

Chính vì thế, hiện nay việc sử dụng các chế phẩm sinh học để tiêu diệt bọ nhảy đang được nhiều người nông dân quan tâm và sử dụng vì nó mang lại hiệu quả cao và an toà. Tạo ra thực phẩm an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. 

Chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy RV07 của Công Ty TNHH Sinh Học Nông Nghiệp Rồng Vàng. Đây được xem là sản phẩm tốt nhất hiện nay trong việc tiêu diệt các loại con trùng gây hại cho cây.

Chế phẩm sinh học trừ sâu

Công dụng

  • Tiêu diệt nhanh chóng các loại côn trùng gây hại trên cây trồng như sâu xanh da láng, sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,…
  • Nấm ký sinh sau khi giết côn trùng sẽ tiếp tục lây nhiễm và phát tán trong đàn, giúp tiêu diệt tận gốc sâu hại.
  • Xua đuổi và ngăn chặn quá trình sinh sản của sâu hại, diệt sạch cả trứng, ấu trùng và con non. 
  • An toàn cho người sử dụng, vật nuôi và thân thiện môi trường.

Dung tích: 250ml

Chế phẩm RV07 là chế phẩm sinh học chuyên phòng trừ sâu côn trùng. Sản phẩm có thành phần  chứa các Vi sinh ts: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces sp đã giúp tiêu diệt các loại côn trùng như: bọ trĩ, sâu tơ, sâu xanh… đặc biệt là tiêu diệt bọ nhảy trên cây trồng. Bổ sung thêm Bacillus thuringiensi có tác dụng làm tê liệt các loại côn trùng gây hại trong đó có bọ nhảy.

Chúng ta dùng 100ml cho 80-100 lít nước phun lên cây trồng. Chú ý khi phun phải phun ướt đẫm lên thân, cành và lá cây. 

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.