Bệnh rỉ sắt là bệnh khá phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Do không gây tác động xấu nhanh nên người nông dân thường rất chủ quan khi gặp loại bệnh này. Nếu để xuất hiện thời gian dài và không có biện pháp chữa trị thì sẽ gây mất năng suất cây trồng. Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này nên hôm nay mình đã chia sẻ qua bài viết “Cách phòng trừ bệnh gỉ sắt hiệu quả cho cây trồng“ dưới đây nhé!
Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trên những cây trồng nào? Cách phòng trừ ra sao?
Bệnh gỉ sắt ngô
Nguyên nhân
Bệnh gây ra bởi Puccinia maydis, thuộc bộ Uredinales, lớp Nấm Đảm. Đây là loài phát sinh mạnh trong điều kiện mát mẻ và ẩm ướt. Nấm bệnh thường cư trú trong tàn dư thực vật xung quanh ruộng.
Biểu hiện của bệnh gỉ sắt ngô
Bệnh gỉ sắt xảy ra trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô, đặc biệt là giai đoạn ra hoa.
- Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá, ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó lớn dần hình thành ổ bào tử hạ có màu vàng nâu và cuối cũng biến thành màu nâu đen như gỉ sắt (bào tử đông).
- Nếu bệnh nặng có thể dẫn tới lá bị khô cháy, sau đó bệnh sẽ lan sang thân, bẹ lá và áo bắp.
- Các giống bắp đường, bắp nếp thường bị nhiễm bệnh nặng, trong khi các giống bắp lai, năng suất cao ít bị bệnh này.
Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng
Nguyên nhân
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng do nấm ký sinh Phragmidium tuberculatum gây ra. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao. Nhiệt độ thấp nhất nấm sinh trưởng được là ngưỡng 5oC.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng hầu như xuất hiện ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là lá.
- Ban đầu xuất hiện những chấm vàng với viền nhạt sau đó nổi lên những vệt lồi. Những cục u này có đường kính khoảng 0,5 – 1,5 mm, vỡ tung tạo thành bụi có màu gỉ sắt.
- Vết bệnh trên lá: Các mô màu xanh chuyển sang màu vàng, các mụn nhỏ mặt dưới lá bắt đầu xuất hiện. Sau một thời gian những mùn này chuyển dần sang màu đen dần làm cho lá rụng.
- Vết bệnh trên thân: Làm cho phần thân non biến dạng, khô héo và chết. Giai đoạn đầu sinh ra mụn màu cam một thời gian sau chuyển sang màu đen.
- Vết bệnh trên nụ và hoa: thường gây tổn thương lúc nụ mới hình thành. Tác hại làm méo, xấu hoa, nụ không thể nở được.
- Cây hoa hồng bị rỉ sắt thường rất yếu, còi cọc, chậm phát triển cho bông ít, rất xấu
Bệnh rỉ sắt cà phê
Nguyên nhân
Bệnh rỉ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix gây hại nhiều trong mùa mưa. Với điều kiện từ 15-28oC rất thích hợp cho bào tử nấm nảy mầm. Con đường lây lan dễ dàng qua nước, không khí và côn trùng,..
Dấu hiệu nhận biết
- Bước đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt ở mặt dưới bề mặt lá.
- Vết bênh lớn dần, xuất hiện với mật độ cao tạo thành lớp màu gỉ sắt bao phủ lá.
- Khi bệnh nặng gây ra hiện tượng cháy lá, rụng lá.
- Nấm bệnh tấn công lá là chủ yêu, đôi khi cả ở thân và ngọn tác động xấu đến quá trình trao đổi chất bên trong. Cây cà phê mắc bệnh dẫn tới suy kiệt, giảm năng suất và chất lượng hay thậm chí có thể chết cây.
Bệnh rỉ sắt trên hoa lan
Nguyên nhân
Nấm Phragmidium mucronatum gây ra bệnh rỉ sắt trên cây lan. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa xuân và đầu tháng 8 đến khoảng tháng 12 âm lịch. Bào tử nấm trong không khí nảy mầm ở nhiệt độ từ 18-25oC kèm độ ẩm cao (>80%).
Dấu hiệu nhận biết
- Biểu hiện ban đầu của bệnh là: xuất hiện đốm nhỏ màu hơi vàng và có hiện tượng lan rộng, ở giữa màu vàng đậm xung quanh có viền vàng, đường kính tới 2 mm.
- Những gờ nổi lên ở dưới bề mặt lá, phía trên là những đốm màu vàng nhạt. Vết bệnh khi vỡ tung tạo thành bụi màu gỉ sắt.
- Khối bào tử lộ rõ ở mặt dưới lá, mặt trên thể hiện vết bệnh màu vàng đậm, nhưng có khi khối bào tử hạ xuất hiện ở cả hai mặt.
Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng
Nguyên nhân
Do nấm Phragmidium mucronatum. Một loại nấm phát triển đầu mùa mưa và ưa thích nhiệt độ nóng ẩm từ 32-35 °C
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh rỉ sắt trên cây nho – cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây nho như thế nào?
Nguyên nhân
Do nấm Pysopella vitis. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm lượng mưa nhiều. Bảo tử nấm có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15 – 28°C, thích hợp nhất là 20 – 22°C. Gió, nước và côn trùng các những con đường chính lây lan bệnh.
Dấu hiệu nhận biết
- Bệnh thương xuất hiện trên các lá trưởng thành với những hạt mụn nhỏ màu vàng nâu. Giai đoạn cuối vụ xuất hiện nhiều hơn đầu vụ.
- Trong các tháng cuối năm có mưa nhiều, rất thích hợp nên nấm bệnh phát triển nhanh. Việc lá tàn và rụng làm cho quang hợp kém đi đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ tiếp theo.
Bệnh rỉ sắt trên cây ổi
Nguyên nhân
Do nấm Puccinia psidii. Bệnh sinh trưởng và phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ cao và chế độ chăm sóc kém.
Dấu hiệu nhận biết
- Bệnh thường xuất hiện trên lá, cành non và trái.
- Ở dưới mặt lá ban đầu có những vệt vàng nhỏ, sau đó lan dần và liên kết lại với nhau bao phù cả mặt dưới lá.
- Rỉ sắt tấn công làm lá dễ bị rụng, từ đó gián tiếp làm yếu cây.
Cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây trồng
Đây là loại bệnh gây ra bởi nấm nên các bạn cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên áp dụng và kết hợp các cách phòng trừ bệnh gỉ sắt sau đây để đạt hiệu quả tối đa:
Vệ sinh đồng ruộng:
- Làm đất, xử lý nấm bệnh kỹ trước khi gieo trồng.
- Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật xung quanh vườn để tránh mầm bệnh cư trú.
- Kiểm tra thường xuyên vườn để kịp thời phát hiện và tiêu diệt bệnh.
- Cây trồng bị bệnh tùy theo mức độ mà loại bỏ bộ phận hoặc cả cây mang đi tiêu hủy tránh tình trạng lây lan ra cả vườn.
Chọn giống khỏe mạnh:
- Sử dụng giống khỏe, có sức chống chịu bệnh cao.
- Ngâm ủ giống, xử lý hạt trước khi gieo trồng.
- Trồng mật độ hợp lý để ruộng vườn thông thoáng, cây dễ dàng nhận ánh sáng mặt trời.
- Chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng không tạo môi trường ẩm thấp.
Cắt tỉa, tạo tán:
- Khi cây còn nhỏ chúng ta nên bắt đầu cắt tỉa để cây nhận được nhiều ánh sáng hơn. Nhờ vậy mà quang hợp tốt và khu vườn của bạn được thông thoáng. Từ đó mà cây trồng khỏe và chống chịu tốt hơn khi bị nấm bệnh tấn công.
- Khi tiến hành cắt tỉa, tạo tán cho cây cần áp dụng đúng kỹ thuật, vệ sinh tránh tình trạng lây nhiễm cho cây.
Chăm sóc đầy đủ:
- Đất trồng, giá thể phải tơi xốp để tránh tình trạng ngập úng tạo môi trường thích hợp cho nấm bệnh phát triển
- Tưới tiêu hợp lý buổi sáng sớm và chiều tối. Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh cần hạn chế tưới bằng vòi phùn tránh lây lan cho cả vườn.
- Bón phân đầy đủ giúp cung cấp khoáng chất tăng sức đề kháng cho cây. Đặc biệt nên kết hợp sử dụng các loại phân hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Dụng cụ chăm sóc cây cần phải được vệ sinh thường xuyên tránh lân lan bệnh sang cây khỏe.
Sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh gỉ sắt:
Các bạn cần kết hợp áp dụng những cách phòng trừ bệnh gỉ sắt trên với loại chế phẩm sinh học phòng trừ nấm bệnh sau để mang lại hiệu quả tối đa:
- RV09: Xử lý nấm bệnh trong đất trước giai đoạn trồng, giúp cây con phát triển khỏe mạnh chống chịu tốt với mầm bệnh.
- RV02: Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh gỉ sắt tuy nhiên khuyến khích các bạn nên phun phòng ngừa trước giúp tạo môi trường kháng bệnh trước khi bệnh tấn công. Nấm bệnh gỉ sắt sẽ bị tiêu diệt ngay khi xâm nhập vào ruộng.