CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

7 biện pháp phòng trừ sâu xám hiệu quả và an toàn

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển đòi hỏi sự chăm sóc và theo dõi. Có như vậy mới kịp thời xử lý những sâu hại phát sinh trên đồng ruộng giúp bảo vệ mùa màng. Đặc biệt ở trong giai đoạn cây non, khi sức đề kháng còn yếu rất dễ bị loài sâu xám phá hại. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1766 đến nay, ấu trùng này đã gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho nền nông nghiệp thế giới. Nguy hiểm như vậy cho nên chúng ta cần nắm được các đặc điểm hình thái của sâu xám cũng như những loại cây trồng thường bị sâu xám tấn công và hiểu rõ biện pháp phòng trừ sâu xám. Từ đó cho bạn có thêm nhiều kiến thức về loài này giúp bảo vệ mùa màng, nâng cao năng suất cây trồng. 

Vòng đời sâu xám và cách phòng trừ sâu xám hiệu quả

Đặc điểm hình thái sâu xám

  • Tên khoa học: Agrotis ipsilon
  • Họ: Noctuidae
  • Bộ cánh vảy: Lepidoptera

Vòng đời sâu xám

Sâu xám có vòng đời từ 50 đến 60 ngày tuổi.

Vòng đời sâu xám

Vòng đời sâu xám

Đặc điểm sâu xám

Ngài đêm thường đẻ trứng trong đất hoặc trên tàn dư thực vật. Sâu xám thường sinh trưởng nhanh nhất vào ban đêm. Số lượng có thể đến 1.200 trứng. Trứng có hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0.5mm, lúc đầu có màu nhạt (trắng sữa) sau chuyển sang hồng nhạt, màu đen đến nâu (hoặc tím sẫm).

Sâu non màu đen nâu, có hai sọc hai bên và đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa. Đầu đen tuyền, có hai điểm trắng. Trên mỗi đốt thân phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm. Sâu non có 5-6 tuổi, khi bị đụng chúng cuộn lại giả chết. Ban ngày sâu non ẩn núp ở dưới bề mặt của đất, dưới lá. Ban đêm sâu non lên mặt đất và ăn ngang thân cây sát mặt đất, làm thân cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt.

Ấu trùng trưởng thành đào sâu vào đất để hóa nhộng. Nhộng có màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.

Trưởng thành là loài bướm (ngài đêm) có thân dài 20-25mm. Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.

Những loại cây trồng thường bị sâu xám tấn công

Sâu xám hại rau

Sâu non mới nở sống trên lá cây, ăn phần mô lá tạo nên những vết thủng li ti trên bề mặt lá. 

Tuổi 2 (sâu nở được từ 4-6 ngày), ban ngày trú ẩn dưới mặt đất ngay ở cạnh gốc cây, ban đêm chui lên tấn công lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non. 

Từ tuổi 3 – 4 trở đi sâu gây hại mạnh, thân cây bị cắn đứt rồi kéo xuống đất. Mỗi đêm, một con sâu có thể phá từ 3 – 4 cây non. 

Sâu xám hại ngô

Biện pháp phòng trừ sâu xám hại ngô

Sâu xám hại rau và cách phòng trừ sâu xám hiệu quả

Sâu tuổi 1-3 ăn lá ngô non hoặc gặm quanh thân ngô. 

Tuổi 4 trở đi phá mạnh hơn, cắn đứt ngang cây ngô non kéo xuống đất. 

Khi cây ngô cứng hơn (có 7-8 lá) chúng đục vào phần thân ở sát gốc ăn phần non mềm ở giữa thân làm cho cây bị héo và chết.

Sâu xám hại khoai tây

Thời kỳ cây đang mọc thường bị sâu xám cắn ngang gốc. Sâu hoạt động lúc 9 – 10 giờ tối đến khoảng 5 – 6 giờ thì chui xuống gốc cây hoặc dưới đất để ẩn và thường kéo theo mảnh cây xuống để ăn. 

Khi cây đã lớn thì leo lên cậy ăn lá và phần non hoặc chui xuống ăn củ.

Sâu xám hại cà rốt

Cây cà rốt non thường bị chết do sâu gặm ngang thân và đọt.

Sâu xám nấp ở mặt dưới của lá để ăn lá non, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của củ cà rốt.

Bên cạnh đó, những vết thương do sâu xám gây ra còn là cơ hội để cho các loài nấm và virus xâm hại, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của củ.

Biện pháp phòng trừ sâu xám, trứng sâu xám hiệu quả

Biện pháp canh tác

Sau đây là những biện pháp phòng trừ sâu xám thường được bà con nông dân sử dụng trong quá trình canh tác:

  • Đồng ruộng cần được vệ sinh sạch sẽ, xử lý cỏ dại và tiêu hủy tàn dư thực vật trên ruộng và quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu. Điều này giúp hạn chế sự xuất hiện trứng của sâu xám, được xem là là cách phòng trừ sâu xám mà bà con nông dân ưu tiên.
  • Xử lý đất kỹ bằng cách cày phơi ải trước khi trồng hoặc cho nước ngập vào ruộng, ngâm khoảng 1 ngày 1 đêm sau đó tháo nước để ráo ruộng rồi mới gieo trồng.
  • Luân canh cây trồng: Sau vài vụ trồng cây trồng cạn thì luân canh 1 vụ các loại cây trồng ưa nước như lúa, rau muống, rau cần… để tiêu diệt nhộng đang sống trong đất và cắt đứt nguồn thức ăn phù hợp cho sâu.
  • Đối với những ruộng nhỏ, khi mật độ sâu thấp có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu. 

Biện pháp hóa học

Một vài biện pháp hóa học đã từng được ứng dụng trước đây:

  • Vibasu 10G trộn với cám rang để bẫy sâu. Trộn 2 kg cám với 0,5 kg thuốc, rải cho 1.000 m2 trước khi trời tối. Rải thuốc theo hàng hoặc hốc gần gốc cây.
  • Khi mật độ sâu cao, cần phối hợp nhiều loại thuốc lại với nhau để tiêu diệt sâu hiệu quả. Hoặc sử dụng thuốc có chưa nhiều hoạt chất với nhiều tác dụng (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, thấm sâu) 

Tuy nhiên, việc lạm dụng các biện pháp hóa học đã làm đất nhiễm độc vì phun thuốc quanh năm, để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ sinh thái đất đai. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phân bón hóa học được xem là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa đất, các đồng ruộng trở nên chai cứng không cứu vãn được.

Do đó, mình khuyến khích bà con nông dân ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học cho hiệu quả xử lý  và phòng ngừa sâu hại rất tốt đồng thời vẫn an toàn cho hệ sinh thái và người sử dụng.

Biện pháp sinh học – Cách phòng trừ sâu xám hiệu quả và an toàn nhất

Ngoài 4 biện pháp canh tác ở trên. Sau đây mình sẽ giới thiệu đến các bạn thêm 3 biện pháp sinh học vừa mang lại hiệu quả cao mà lại an toàn hơn rất nhiều so với biện pháp hóa học: 

Để phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp sinh học, bà con nông dân cần lưu ý: hạn chế phun thuốc hóa học để bảo tồn thiên địch trên đồng ruộng, gìn giữ và đảm bảo cân bằng môi trường sống của nhện, bọ rùa, ong ký sinh,…

"Hướng

Dùng bẫy bả chua ngọt để bẫy bướm, diệt sâu xám:

  • Trộn hỗn hợp gồm 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và bị chết. Cứ 2 – 3 ngày nhúng bả lại 1 lần.

Ngoài ra, bà con nông dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu tơ sinh học của thương hiệu Rồng Vàng:

Cách trị sâu tơ bằng chế phẩm sinh học -Biện pháp phòng trừ sâu xám

Cách trị sâu tơ bằng chế phẩm sinh học -Biện pháp phòng trừ sâu xám

Thông tin liên hệ:

  • Văn phòng đại diện: 268A đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Quận 3, TPHCM.
  • Nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu sinh học: Lô CN12, Cụm khu công nghiệp Phù Việt, Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh.
  • Liên hệ ngay Mr.Sáng: 098 589 5808 để được tư vấn cụ thể.
author-avatar

About Trần Vinh

Chào các bạn mình là Vinh Trần. Một kỹ sư nông nghiệp của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Niềm hạnh phúc của mình là được gửi gắm những kiến thức đến với tất cả mọi người. Mong rằng với những kiến thức về công nghệ sinh học này sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong sản xuất của chính bản thân và những người xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.