Hiện nay có nhiều loại sâu bệnh hại cây trồng làm bà con nông dân rất lo lắng, nếu không chủ động phòng trừ có thể gây thiệt hại nặng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Bệnh đốm lá là một trong các loại bệnh trên lá dễ phát sinh ở điều kiện có độ ẩm không khí cao, đặc biệt là những vùng nhiệt đới như nước ta. Nó không chỉ làm cho lá bị bệnh mà còn ảnh hưởng đến trái, làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng với bà con tìm hiểu bệnh đốm lá là gì? Nguyên nhân cây bị đốm lá? Và cách xử lý bệnh đốm lá trên một số cây trồng hiệu quả để cây đạt năng suất cao.
Hướng dẫn cách xử lý bệnh đốm lá trên một số cây trồng
Bệnh đốm lá là gì?
Các bệnh về lá cây phải kể đến là bệnh đốm lá. Bệnh đốm là là một loại bệnh làm cho lá xuất hiện những đốm màu khác nhau, ban đầu nó có kích thước nhỏ lâu dần các đốm đó sẽ lớn dần lên và lan ra khắp lá. Bệnh đốm lá làm giảm quá trình tổng hợp diệp lục và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cân đối của cây trồng.
Nguyên nhân cây bị đốm lá
Nguyên nhân gây bệnh đốm lá
Triệu chứng bệnh đốm lá thường tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Mặc dù cây bị đốm lá có thể do ô nhiễm không khí, côn trùng hoặc vi khuẩn, nhưng hầu hết là do sự xâm nhiễm của nấm bệnh. Bệnh đốm lá thường xuất hiện vào mùa xuân hoặc mùa thu.
Vòng đời của mầm bệnh đốm lá
Các mầm bệnh thường tồn tại trong các mảnh vụn của những lá bị nhiễm bệnh và phát triển mạnh khi độ ẩm cao, tưới quá nhiều nước. Sau khoảng 12h đến 24h mầm bệnh sẽ bắt đầu lây nhiễm, gió và mưa mang theo các bào tử của mầm bệnh đến các cây có sức đề kháng yếu và lây bệnh khắp nơi.
Chu kỳ lây nhiễm và sản sinh bào tử gây bệnh lặp lại khi nào có điều kiện thời tiết thuận lợi như độ ẩm cao, mưa thường xuyên,… Và cuối cùng khi mầm bệnh lây lan khắp cây dẫn đến rụng lá toàn bộ, có thể gây chết cây.
Dấu hiệu nhận biết cây bị đốm lá
Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở các cành ở bên dưới tán cây, nơi có độ ẩm cao hơn và những lá bị che bóng. Các đốm xuất hiện ngẫu nhiên trên bề mặt lá do nước mưa hoặc nước tưới. Các đốm lá có thể nhô lên hoặc trũng xuống và có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Thông thường là có 2 dạng chính: lá cây bị đốm trắng trên lá và lá cây bị đốm nâu.
Lá cây bị đốm trắng
Do nấm Pseudocercosporella Capsellae gây ra, bệnh đốm lá thường làm cho lá xuất hiện những đốm tròn màu nâu nhạt đến vàng. Các vết bệnh đôi khi có thêm các vệt sẫm màu. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các bào tử nấm bệnh phát triển mạnh và lá cây bị đốm trắng giúp bà con dễ dàng nhận biết. Bệnh thường xâm nhập sau khi mưa lớn và lây lan theo gió, mưa.
Lá cây bị đốm nâu
Do nấm Cercospora Brassicicola hoặc nấm Alternaria Brassicae gây ra. Khi bệnh mới xuất hiện, các đốm lá thường có màu xám trắng sau đó chuyển sang màu nâu đỏ hoặc đen. Các vùng bị nhiễm bệnh có thể làm lá xuất hiện các lỗ nhỏ, sau đó các vùng này liên kết với nhau thành những mảng lớn làm cho lá bị rách và rụng sớm.
Bệnh đốm lá gây hại trên những cây trồng nào?
Những cây trồng thường bị đốm lá phải kể đến là:
- Bệnh đốm lá trên cây đậu phộng có 2 loại đó là bệnh đốm đen và bệnh đốm nâu do 2 loại nấm khác nhau gây ra.
- Bệnh đốm lá trên lan do nấm Phyllosticta gây ra, tạo thành các vệt dài trên lá.
- Bệnh đốm lá trên cây đậu cove làm cho lá xuất hiện những đốm tròn màu nâu tím.
- Bệnh đốm lá trên cây ổi hay còn gọi là bệnh đốm mắt ếch gây nên hiện tượng rách lá và héo lá.
- Bệnh đốm lá trên dừa làm cho lá xuất hiện những đốm nhỏ có hình bầu dục màu nâu.
Bệnh đốm lá trên cây đậu phộng
Bệnh đốm lá trên cây đậu phộng do hai loại nấm bệnh khác nhau gây ra đó là nấm Cercosporidium personatum (bệnh đốm đen) và Cercospora Arachidicola (bệnh đốm nâu).
Các triệu chứng của bệnh đốm lá là lá cây bị đốm nâu hoặc đen, khi vết bệnh to ra và nhiều hơn, chúng thường liên kết với nhau tạo thành những mảng khô lớn, có hình dạng khác thường. Các lá cây bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, khô héo và rụng khỏi cây.
Khi hiện tượng rụng lá trở nên nặng hơn thì cây sẽ chuyển sang giai đoạn xuất hiện các vết bệnh trên thân, cuống lá.
Bệnh đốm lá trên lan
Bệnh đốm lá trên lan do nấm Phyllosticta gây ra, khi bệnh mới xuất hiện những chấm nhỏ màu tím hoặc đen kéo dài dọc theo đường gân lá. Khi bệnh nặng hơn, các vết đốm liên kết với nhau thành các vệt dài, màu đen và sau đó bao phủ toàn bộ lá. Cuối cùng lá bị rụng và cây có thể chết.
Thời gian gây bệnh đốm lá trên lan là từ ba đến sáu tuần. Ở điều kiện khô hạn và cường độ ánh sáng cao thì sẽ hạn chế sự phát triển của nấm. Còn ở những khu vực ít ánh sáng hơn và độ ẩm cao thì nấm Phyllosticta có cơ hội để lây lan bệnh.
Bệnh đốm lá trên cây đậu cove
Bệnh đốm lá trên cây đậu cove do nấm Cercospora Cruenta gây ra, ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn màu nâu tím, sau đó lớn dần lên và xuất hiện ở cả hai mặt lá. Khi lá bị bệnh nặng sẽ làm lá bị khô và rụng sớm. Bệnh đốm lá cũng gây hại trên quả.
Bệnh đốm lá trên cây ổi
Bệnh đốm lá trên cây ổi hay còn gọi là bệnh đốm mắt ếch. Ban đầu trên lá xuất hiện các đốm tròn màu nâu có viền nâu đậm hơn. Sau một thời gian chỗ bị bệnh có thể bị rách và thủng. Khi cây bị nặng thì lá chuyển sang có màu vàng, héo và rồi rụng đi. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm và thường là vào mùa nóng và khô hoặc do cây không có sự chăm sóc kĩ càng.
Bệnh đốm lá trên dừa
Bệnh đốm lá trên dừa thường xuất hiện những đốm nhỏ, hình bầu dục màu nâu. Dần dần khi vết bệnh lớn hơn thì các mô lá ở vùng đó bị chết và biến thành màu xám. Xung quanh vết bệnh này chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Sau đó làm thủng và rách lá.
Phần lớn bào tử nấm hình thành ở mặt dưới của các đốm lá khi thời tiết ẩm ướt. Nấm phát triển khi độ ẩm không khí cao và lây lan nhờ gió và mưa.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá
Kiểm soát bệnh đốm lá bằng biện pháp canh tác
Bệnh đốm lá là một trong các loại bệnh trên lá gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, vì vậy nên phòng bệnh ngay từ ban đầu
Để cây giảm thiểu tình trạng bệnh xuất hiện và tái phát trở lại cần thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá như sau:
- Mua cây trồng từ một nguồn hàng có uy tín.
- Luôn luôn kiểm tra vườn cẩn thận để tìm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, lưu ý không mang cây bị bệnh vào vườn.
- Dọn dẹp và tiêu hủy những chiếc lá bị rụng. Giữ cho đất dưới gốc cây sạch sẽ và nhặt sạch quả rụng.
- Không trồng cây với mật độ quá dày và tỉa bớt cây cối hoặc bụi rậm để không khí có thể lưu thông dễ dàng trong tán cây. Đảm bảo khử trùng dụng cụ cắt tỉa (một phần thuốc tẩy với 4 phần nước) sau mỗi lần cắt.
- Điều kiện ẩm ướt làm gia tăng khả năng phát triển sâu bệnh ở cây vì vậy nên tưới ở gốc cây và cẩn thận không để nước bắn lên lá.
- Giảm căng thẳng cho cây bằng cách: Tưới nước cho cây trong suốt mùa sinh trưởng để làm ẩm lớp đất trên cùng từ 15 đến 20cm, đặc biệt là trong mùa hè khô hạn và nên để đất khô trước khi tưới lại.
- Phun phòng bệnh bằng hỗn hợp dung dịch baking soda gồm 1 muỗng baking soda, 1 muỗng dầu thực vật, 1 muỗng xà phòng lỏng và 3 đến 4 lít nước. Tưới 2 tuần 1 lần và lưu ý baking soda có thể làm cháy một số lá cây vì vậy chỉ xịt một ít và sau đó kiểm tra phản ứng trước khi áp dụng.
Thuốc trị bệnh đốm lá RV04
Hướng dẫn cách xử lý bệnh đốm lá bằng thuốc trị bệnh đốm lá trên phong lan, đậu phộng và một số loại cây trồng khác
Thuốc trị bệnh đốm lá trên phong lan, đậu phộng và một số cây trồng khác: Sản phẩm Nano Đồng RV16 kết hợp sản phẩm RV04.
Đây là nhóm sản phẩm được sử dụng rộng rãi để trị bệnh đốm lá hiện nay. Khi kết hợp sử dụng 2 sản phẩm này để tiêu diệt bệnh đốm lá thì hiệu quả rất cao. Bà con nên sử dụng ngay khi thấy những biểu hiện đầu tiên của bệnh đốm lá trên cây.
Dưới đây là cách phun kết hợp 2 sản phẩm này để phòng trị bệnh đốm lá trên từng loại cây cụ thể.
- Đối với cây rau màu: Pha 20ml sản phẩm RV16 và 20ml sản phẩm RV04 với 20-25 lít nước. Phun đều trên thân, cành, lá. Việc kết hợp hai sản phẩm này sẽ tăng hiệu quả trong quá trình tiêu diệt nấm bệnh.
- Đối với cây ăn trái, cây công nghiệp: Pha 200ml sản phẩm RV16 và 200ml sản phẩm RV04 với 200-250 lít nước.