BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

[HƯỚNG DẪN] Biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con an toàn hiệu quả

Bệnh-chết-cây-con

Để có được một vụ mùa bội thu với những cây trồng khỏe mạnh cho năng suất tốt thì giai đoạn chăm sóc cây con cho ra nguồn giống chất lượng là giai đoạn đặc biệt quan trọng. Cây lúc còn non thường dễ bị nấm bệnh tấn công do sức đề kháng yếu gây ra nhiều loại bệnh dẫn đến chết cây, một trong những bệnh thường gặp và gây hại nặng nhất đó là bệnh chết cây con.

Vậy bệnh chết cây con là gì? Đặc điểm của bệnh chết cây con? Những cây trồng nào thì thường bị bệnh chết cây con? Và có những biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con nào? Qua bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin về bệnh chết cây con để giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Nhận biết bệnh chết cây con và hướng dẫn cách phòng trừ bệnh chết cây con an toàn hiệu quả

Đặc điểm của bệnh chết cây con

Bệnh chết cây con là gì?

Bệnh chết cây con là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ việc cây con bị hư thối các mô thân và rễ dẫn đến hiện tượng héo chết cây sau khi nảy mầm. Có nhiều loại nấm khác nhau là tác nhân của bệnh này và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt trên ớt, cải, dưa hấu, cà chua và bầu bí.

Biểu hiện của bệnh chết cây con

Bệnh chết cây con có nhiều triệu chứng khác nhau do sự đa dạng của tác nhân gây bệnh. 

Đầu tiên, khi hạt bị nhiễm bệnh sẽ trở nên mềm nhão và chuyển từ màu nâu đến màu đen. Hạt có thể bị thối đi hoặc tiếp tục nảy mầm.

Cây con nhiễm bệnh thường vẫn nảy mầm và xanh tươi như thường, nhưng chỉ vài ngày sau thì chúng sẽ xuất hiện những dấu hiệu bệnh tiêu biểu: rễ cây còi cọc hoặc có những đốm trũng màu nâu xám, thậm chí rễ còn có thể bị thối hoàn toàn. Lá mầm và thân cây con bị ngấm nước, mềm nhũn và chuyển từ màu xanh sang màu xám đến nâu. Thân cây còi cọc, mỏng manh, cuối cùng gãy gục và chết. 

Bệnh chết cây con có thể bị nhầm lẫn với hiện tượng chết cây con do bón phân quá nhiều, nồng độ muối trong đất cao, cây bị ngập úng, hoặc chết cây do nhiệt độ quá cao, quá lạnh. Những loại tổn thương vật lý này thường gây hại cho lá và thân cây trước khi ảnh hưởng rễ. Thông thường, bệnh chết cây con sẽ gây chết cây rải rác hoặc thành từng mảng tròn. Trong khi cây bị ảnh hưởng bởi các vấn đề phi sinh học được đề cập ở trên sẽ bị ảnh hưởng đồng loạt và biểu hiện gần như 100% các triệu chứng.

Nguyên nhân của bệnh chết cây con

Nguyên nhân của bệnh chết cây con

Nguyên nhân của bệnh chết cây con

Các loại nấm Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phytophthora, Sclerotinia, Sclerotium, Botrytis,… là tác nhân gây ra bệnh chết cây con. Giai đoạn hạt giống và cây con đang nảy mầm, đặc biệt những cây yếu ớt rất dễ bị nấm bệnh tấn công, nhất là trong điều kiện môi trường bất lợi.

Các mầm bệnh nhiễm vào cây con thông qua các hoạt động canh tác: 

  • Chậu, dụng cụ canh tác đã được sử dụng trong vụ trước mà không được vệ sinh đúng cách có thể chứa mầm bệnh.
  • Bào tử nấm có thể theo các côn trùng gặm nhấm lây lan đi hoặc có trong nguồn nước chờ cơ hội nhiễm vào cây.
  • Khi được đưa vào khay chứa cây con, mầm bệnh sẽ có thể từ cây bị nhiễm lan ra làm nhiễm cả khay thông qua giá thể và nước tưới chung.
  • Hạt giống và giá thể cũng có thể chứa mầm bệnh, gặp điều kiện ẩm ướt thuận lợi thì các mầm bệnh sẽ phát sinh thành bệnh.
  • Tác nhân gây bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt, ánh sáng yếu, lượng muối cao, đất trong bầu nhiều và trồng quá sâu.

Những cây trồng nào thường bị bệnh chết cây con

Bệnh chết cây con trên ớt

Bệnh chết cây con trên ớt

Bệnh chết cây con trên ớt

Bệnh chết cây con trên ớt do nấm Rhizoctonia solani gây ra.

Nấm bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi gieo trồng. Những dấu hiệu bệnh tiêu biểu: rễ cây còi cọc hoặc có những đốm trũng màu nâu xám, thậm chí rễ còn có thể bị thối hoàn toàn. Lá mầm và thân cây con bị ngấm nước, mềm nhũn và chuyển từ màu xanh sang màu xám đến nâu. Thân cây còi cọc, mỏng manh, cuối cùng gãy gục và chết. 

Nấm bệnh thường phát triển trong môi trường lạnh và ẩm vào mùa xuân sau khi gieo trồng. Việc tưới quá nhiều nước cũng làm tăng mức độ ảnh hưởng của nấm bệnh. 

Bệnh thường xuất hiện rải rác khắp ruộng, cây con có thể không mọc lên được hoặc bị chết vài ngày sau khi nảy mầm. Nấm này có khả năng tồn tại trong đất vô thời hạn khi không có cây ký chủ nên cần phải có những biện pháp xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng.

Bệnh chết cây con trên cải

Nhiều loại nấm có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chết cây con trên cải, nhưng phổ biến nhất là chủng nấm Pythium spp.

Những triệu chứng chính của bệnh chết cây con ở cải: Thân cây phía trên mặt đất co lại và sẫm màu, các mô bên ngoài bị bong ra làm lộ mô thân bên trong làm thối thân, cây sẽ còi cọc kém phát triển. Những chiếc lá phía dưới sẽ dần héo úa, mục nát và chuyển thành màu đen. Những lá ở phía trên sẽ bị thối đen nhầy nhụa ở gốc lá và lan dần ra phần thịt lá làm rụng lá. Rễ xuất hiện những vết bệnh trũng màu nâu và hư thối dần. 

Điều kiện thuận lợi để nấm phát triển phải kể đến là: đất có pH thấp, nhiều cỏ dại, kém thoáng khí, đất bị ẩm ướt và ánh sáng yếu. Nấm phát triển mạnh trên dịch tiết của cây. Nấm có thể tồn tại lâu dài dưới dạng bào tử và nấm sợi.

Bệnh chết cây con ở dưa hấu

Bệnh chết cây con ở dưa hấu

Bệnh chết cây con ở dưa hấu

Tác nhân gây bệnh chết cây con trên dưa hấu: do nấm Pythium spp., Rhizoctonia solani Fusarium spp.. Trong đó, Các loài thuộc chủng nấm Pythium được cho là tác nhân chính.

Nấm bệnh tấn công làm cho phần thân gần gốc cây bị ngấm nước, xuất hiện vết lõm sau đó yếu đi và khô héo dẫn đến gục cây và chết cây. Rễ cây thường bị bạc màu, còi cọc và thối trong khi lá vẫn còn xanh. Bệnh thường phát sinh khi cây con mới mọc được một đến hai lá thật.

Nấm bệnh có xu hướng tấn công trong môi trường ẩm ướt, mát mẻ và thường xảy ra trên đất cát nhiều hơn đất thịt.

Bệnh chết cây con ở bầu, bí

Bệnh chết cây con ở bầu bí

Bệnh chết cây con ở bầu bí

Các loại nấm Pythium spp., Fusarium spp., và Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh chết cây con trên họ bầu bí.

Nấm bệnh gây hại cây trước và sau giai đoạn nảy mầm của cây trồng. Cây mới nhiễm bệnh có biểu hiện phát triển không cân đối, cây nhiễm bệnh có lá bị héo vàng, lá kém phát triển và nhăn nheo, viền lá cháy khô. Rễ cây và phần thân dưới mặt đất bị sũng nước, thâm đen, sau đó chuyển sang thối mục.

Bệnh chết cây con trên cà chua

Nấm PhytophthoraRhizoctonia là nấm bệnh hại chính gây ra bệnh chết cây con trên cà chua.

Cây con hư hại theo hai cách: nấm tấn công vào rễ gây thối rễ làm cho cây bị héo và chết nhanh chóng, hoặc cây con có thể bị tấn công vào khúc thân ở dưới mặt đất làm cây con bị ngã gục. Nấm cũng tấn công vào hạt giống khiến hạt giống không nảy mầm được.

Mầm bệnh thường sẵn có ở đất trồng cà chua và lây nhiễm sang cây khi gặp điều kiện thích hợp. Khi cây cà chua đến giai đoạn mọc lá thật thứ 3 thì nấm bệnh sẽ không còn dễ dàng nhiễm vào cây nữa.

Biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con

Khi cây đã có các lá thật và hệ thống rễ phát triển tốt, chúng sẽ có sức đề kháng để chống lại nấm bệnh và sâu bệnh tốt hơn. Vậy nên trước và sau giai đoạn cây mới nảy mầm vẫn còn non nớt cần phải để ý và chăm sóc đặc biệt để bảo vệ các mầm non nhạy cảm này. Khi cây đã bị nhiễm nấm bệnh thì rất khó để cây con có thể qua khỏi. Do đó khi canh tác, chúng ta cần phải ưu tiên việc phòng ngừa nấm bệnh. 

Biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con

Biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con

Các biện pháp phòng trừ bệnh chết cây con:

  1. Sử dụng hạt giống khỏe mạnh, sạch bệnh.
  2. Luân canh cây trồng thường xuyên.
  3. Trồng trên luống cao để giảm độ ẩm vùng rễ của cây, có giải pháp thoát nước hợp lý và tránh tưới nước quá nhiều.
  4. Gieo trồng với mật độ hợp lý, tránh gieo quá dày tạo điều kiện cho sự phát triển của dịch bệnh, tránh gieo trồng khi trời ẩm ướt. Không nên gieo hạt quá sâu, chọn một nơi ấm áp, thoáng mát và đủ ánh sáng để gieo trồng.
  5. Nên khử trùng giá thể và các dụng cụ trước khi canh tác (có thể khử trùng bằng cách ngâm trong thuốc tẩy gia dụng trong vòng 30 phút)
  6. Sử dụng bầu mới để gieo trồng, không sử dụng bầu cũ, đất vườn và phân trộn.
  7. Sử dụng bầu đất, chậu trồng và khay trồng có khả năng thoát nước tốt
  8. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ ngay những vùng cây có biểu hiện bệnh.
  9. Sử dụng chế phẩm sinh học RV09 để phòng trị bệnh chết cây con một cách an toàn hiệu quả.
Thuốc phòng trừ bệnh chết cây con

Công dụng:

  • Tiêu diệt các nấm bệnh tồn dư vụ trước, mầm bệnh có sẵn trong đất, bảo vệ và giúp bộ rễ mập, khỏe.
  • Phòng ngừa bệnh chết thắt, chết cây con, lở cổ rễ, thối rễ, vàng lá, héo rũ và các nấm bệnh gây hại.
  • Từ 4 đến 5 ngày sau khi  tưới ra rễ mạnh, xanh lá, mập cây.
  • Giải độc PACLO, cải tạo đất phèn, đất bị chai hóa bạc màu, nâng pH.

Thông tin liên hệ

  • Văn phòng đại diện: 268A đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Quận 3, TPHCM.
  • Nhà máy sản xuất: Lô CN12, Cụm khu công nghiệp Phù Việt, Xã Việt Tiến, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh.
  • Liên hệ ngay Mr.Sáng: 098 589 5808 để được tư vấn cụ thể.
author-avatar

About Tươi Phan

Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân CNSH nông nghiệp của trường đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh. Là một người con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nông nghiệp, mình hiểu những khó khăn, thách thức cũng như cơ hội của nền nông nghiệp Việt Nam. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình đến bà con nông dân. Hy vọng có thể giúp đỡ bà con trong việc canh tác nông nghiệp một cách bền vững và hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.