Bệnh nấm hồng là một trong những bệnh nguy hiểm gây hại trên cây trồng như: cây mai, cà phê, cao su, điều, mít… Sự bùng phát dịch bệnh trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao là mối lo lâu nay của bà con nông dân. Vì vậy, việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ mùa Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến với bà con nông dân cách phòng trừ bệnh nấm hồng hiệu quả nhất bằng kiểm soát sinh học an toàn cho môi trường và con người.
Giải pháp hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh nấm hồng trên một số cây trồng bằng biện pháp sinh học
Bệnh nấm hồng là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
- Tên khoa học: Phanerochaete salmonicolor (hay còn gọi với cái tên cũ hơn là Erythricium salmonicolor).
- Tên tiếng Anh: Pink disease
Bệnh nấm hồng là gì?
Bệnh nấm hồng (hay còn gọi là mốc hồng) là bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam, những vùng có thời tiết nóng ẩm và có lượng mưa cao trên 250mm/tháng là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Ngoài ra, bệnh còn gây hại trên một số loại cây công nghiệp như cây cao su, cà phê, cây tiêu, điều…
Bệnh nấm hồng có thể phát triển với các dạng nấm khác nhau như:
- Ở giai đoạn mạng nhện: sợi nấm sinh trưởng và phát triển trong điều kiện ẩm ướt rồi tạo thành một lớp màng trông giống như mạng nhện.
- Giai đoạn mật hoa: các cấu trúc bào tử nấm bệnh thay đổi thành màu cam.
- Vào giai đoạn vỏ màu hồng: vỏ quả có thể được bao phủ bởi một lớp màu hồng nhạt và các bào tử nấm phát tán bệnh nhờ gió.
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Loại nấm này thường phát triển nhất là vào mùa mưa, giai đoạn có nhiệt độ từ 28 đến 300C, độ ẩm không khí cao trên 85%.
Ở Tây Nguyên thì bệnh nấm hồng thường phát sinh vào tháng 6, tháng 7 và phát triển mạnh vào tháng 8 và tháng 9.
Những khu vườn quá rợp bóng và ẩm thấp. Bên cạnh đó, vườn có mật độ trồng quá dày và có tán lá dày cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh nấm hồng trên một số cây trồng
Bệnh nấm hồng trên cây mai
Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ bằng cây tăm cho đến khi to bằng cây đũa ăn cơm. Ban đầu nấm bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó lan rộng dần ra và bao phủ hết một đoạn cành, làm cho lá bị hóa cẩm thạch, cuối cùng bị rụng và cành cây bị chết khô dần.
Nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ lây lan đến các cành khác làm cho cây mai xơ xác. Cây ít bông, bông không đẹp, bông nhỏ, rất khó bán hoặc bán không được giá.
Bệnh nấm hồng trên cây mít
Bệnh nấm hồng trên mít gây ra bởi nấm Botryobasidium salmonicolor & Corticium Salmonicolor. Trên cây mít bị nhiễm bệnh nấm hồng thường phủ một lớp bột màu hồng trên bề mặt lớp vỏ cây. Nấm bệnh thường xuất hiện tại nơi nước hay tồn đọng do mưa hoặc sương như các góc nhánh cây.
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê (Bệnh nấm trên cây cà phê)
Đầu tiên trên quả hoặc cành có những chấm nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Sau đó lan rộng thành mảng lớn, bề mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn, đó là các bảo tử của nấm.
Nấm bệnh thường xuất hiện ở những vị trí hay đọng nước, ít được chiếu sáng như kẽ quả, chùm quả, phần dưới cành. Sau đó làm cho cành bị chết khô, chùm quả bị héo và rụng non.
Nấm hồng sầu riêng
Nấm bệnh thường tấn công vào các cành mọc ngang ở nơi phân cành của cây sầu riêng làm héo rũ và chết cây.
Cây sầu riêng từ 4 năm tuổi trở lên thường là đối tượng bị tấn công của bệnh nấm hồng. Đầu tiên các sợi nấm màu trắng mượt xuất hiện trên vỏ của cành cây nhỏ.
Sau đó dần dần các sợi nấm này sẽ thay đổi thành màu hồng khi vỏ cây chết đi. Gỗ bị nhiễm bệnh chuyển sang màu nâu sẫm và lá của chúng ngả màu vàng. Cuối cùng cành cây bị chết và làm héo các tán lá trên cành.
Bệnh nấm hồng trên cây điều
Bệnh do Pellicularia salmonicolor gây ra. Nó phát triển trong thời kỳ gió mùa Tây Nam và mùa mưa.
Những cành bị bệnh ban đầu có những mảng trắng trên vỏ và một mảng sợi tơ mềm mượt phát triển trên cành. Nấm xâm nhập vào các mô sâu hơn và cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng. Kết quả là các chồi và cành bị héo và khô từ ngọn trở xuống.
Sau đó, nấm phát triển thành những mảng màu hồng nhạt đại diện cho các bào tử. Ở giai đoạn nặng, vỏ cây tách ra và bong ra trong khi lá thì chuyển sang màu vàng và rụng.
Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây cao su
Bệnh thường gây hại trên thân và cành, ảnh hưởng chủ yếu trên cây cao su non. Thời tiết ẩm ướt và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Thân cây có vỏ màu nâu bị ảnh hưởng ở mọi nơi từ gốc đến cành.
Triệu chứng ban đầu là sự phát triển của các sợi nấm giống như mạng nhện, phát triển bao phủ xung quanh thân cây. Các mầm bệnh làm hỏng các mạch nhựa cây, chất mủ chảy ra và vỏ cây bị bệnh sẽ bị thối rửa và khô đi. Các lá trên cây chuyển sang màu vàng sau đó khô dần.
Khi bệnh tiến triển, các vết mủ màu hồng nhạt xuất hiện thành các đường song song trên khắp vỏ cây. Các vết mủ đó phát triển mạnh khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Nếu nặng sẽ làm toàn bộ phần cành ở chỗ bị bệnh, gây nên hiện tượng cụt ngọn. Vết bệnh thường kéo dài lên phía trên và lây lan từ cành này sang cành khác ở vị trí trên cao. Cuối cùng có thể làm chết cả cây.
Hướng dẫn phòng trừ và kiểm soát bệnh nấm hồng: chìa khóa cho mùa vụ bội thu
Biện pháp tiêu diệt và đặc trị nấm hồng trên cây trồng: sử dụng thuốc trị nấm hồng khoanh vùng và diệt nấm tức thì
Sử dụng kết hợp 2 sản phẩm sinh học: Nano đồng RV16 và thuốc diệt nấm RV02 cho tác dụng rửa vườn và tiêu diệt xử lý triệt để nấm bệnh còn tồn dư trong đất.
Nano Đồng RV16 có khả năng diệt nấm bệnh hại trên cây trồng mà không gây độc hại. Đặc biệt, khi sử sản phẩm sinh học sẽ không để lại các chất độc hại tồn dư trong đất và trong nông sản.
Sản phẩm RV02 với thành phần chứa: Chaetomium SPP, Trichoderma SPP là các hoạt chất trị nấm hồng hiệu quả bằng cách tăng sức đề kháng trên cây trồng, đồng thời xử lý triệt để các mầm bệnh trong đất.
Khi sử dụng 2 sản phẩm ưu việt này để tiêu diệt nấm hồng trên cây trồng thì hiệu quả rất cao. Bà con nên sử dụng ngay khi cây có biểu hiện bệnh mốc hồng trên cây trồng. Sau đây, sẽ là cách sử dụng 2 sản phẩm ưu việt này.
Hướng dẫn cách dùng thuốc đặc trị nấm hồng RV16 và RV02:
Cách 1: Pha chung 2 sản phẩm Nano Đồng RV16 và Diệt nấm RV02
Pha 20ml sản phẩm RV16 và 50ml sản phẩm RV02 với 30 đến 40 lít nước. Phun đều cho thân, cành, lá. Việc kết hợp hai sản phẩm này, giúp cho quá trình tiêu diệt nấm bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Cách 2: Pha riêng từng sản phẩm Nano Đồng RV16 và Diệt nấm RV02
- Pha 20ml sản phẩm RV16 với 20 lít nước. Phun đều trên thân, cành, lá.
- Pha 50ml sản phẩm RV02 với 20 lít nước. Phun đều trên lá. Hoặc pha 500ml sản phẩm RV02 với 200 lít nước để tưới gốc.
Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh nấm hồng: đảm bảo nấm hồng không quay lại phá hại cây trồng
5 cách phòng trừ bệnh nấm hồng hiệu quả trên cây trồng:
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện kịp thời nấm tấn công vườn cây, tạo độ thông thoáng để giúp lưu thông không khí và ngăn ngừa nấm bệnh.
- Trồng cây với mật độ vừa phải, cách nhau với khoảng cách hợp lý, tránh việc trồng cây quá dày và điều phối hệ thống thoát nước tốt cho vườn sau khi mưa.
- Thường xuyên tỉa bớt tán cây và nên tỉa cành tạo tán cho cây để ánh sáng truyền vào tán cây nhiều hơn qua đó giúp tán cây thông thoáng, tăng năng suất và giảm nấm bệnh. Đây là kỹ thuật tạo tán phổ biến hiện nay được áp dụng nhiều trên các loại cây ăn trái như nhãn, bơ, xoài, cam…
- Nên dọn vệ sinh sạch sẽ dưới gốc cây trồng để tạo sự thông thoáng cho khu vườn, tránh các loại nấm bệnh trên cây trồng.