Khi làm vườn thì người nông dân chắc hẳn từng nghe đến bệnh thán thư. Nhưng đó là bệnh gì, gây hại như thế nào cho cây trồng chắc người nông dân không phải ai cũng biết. Vì đây là một loại bệnh rất phổ biến trên tất cả các loại cây trồng chúng ta cần tìm hiểu kỹ về nó. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Bệnh thán thư là gì? Biểu hiện của bệnh thán thư? Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây trồng? Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây trồng? Để chúng ta hiểu đúng về loại bệnh này. Từ đó, có các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất.
Làm thế nào để trị bệnh thán thư nhanh chóng hiệu quả và an toàn?
Bệnh thán thư là gì? Biểu hiện của bệnh thán thư?
Bệnh thán thư là gì?
Bệnh thán thư là một loại bệnh do nấm colletotrichum gloeosporioides và Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh này phổ biến trên tất cả các loại cây trồng và gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Trong mùa mưa bệnh thán thư có thể lây lan rất nhanh.
Biểu hiện của bệnh thán thư?
Những biểu hiện của bệnh thán thư trên các bộ phận cây trồng như sau:
- Trên Lá: Khi cây bị bệnh thán thư trên lá xuất hiện những chấm, đốm nhỏ có màu vàng hoặc là màu nâu không đều. Khi lá ngày càng già đi thì lá bệnh có màu nâu sẫm và có thể lan rộng khắp lá.
- Trên chồi non: khi bị bệnh chồi non có màu nâu tối. Khs trời nắng thì chồi sẽ bị chết khô, ngược lại nếu trời mưa thì chồi non sẽ bị thối.
- Trên quả non bị thối cho cây: Đối với những quả bị bệnh thán thư thường có những vết lõm nhỏ, màu sẫm. Nếu gặp thời tiết ẩm tạo điều kiện cho các khối bào tử màu hồng nhạt hình thành và nằm ở phần trung tâm các đốm bệnh này. Sau đó lâu ngày quả sẽ bị thối rữa.
- Trên hoa: bệnh làm cho hoa có các chấm màu đen hơi lõm xuống và rụng dần.
Tác hại của bệnh thán thư trên các loại cây trồng
Bệnh thán thư trên hoa hồng
- Trên lá: Đối với những lá non thì các sợi nấm, các bào tử nấm lây lan nhờ nước và gió. Để bám vào và xâm nhập qua các vết thương của cây do bị rách hoặc qua các lỗ khí khổng. Đầu tiên thì vết bệnh có những đốm đen rải rác, sau vết bệnh ngày càng lớn dần tạo ra những mảng lớn và không định hình được màu nâu tối. Ở cạnh gân lá các vết bệnh thường tròn, màu sẫm khi lá hoa hồng còn màu đỏ nâu. Khi các vết bệnh già có màu trắng xám, lá bị thủng, rách và rụng. Nếu bệnh ngày càng nặng thì lá bị vặn vẹo, xoắn cong.
- Trên hoa: Các bào tử nấm bám dính, tạo ra những chấm đen nhỏ nằm rải rác trên các cánh hoa. Nếu nặng thì các vết bệnh liên kết với nhau thành các mảng lớn làm cho hoa không nở, không thụ phấn được và dần héo và rụng.
Bệnh thán thư trên lan
Trên lá lan:
- Các vết bệnh xuất hiện trên lá. Có kích thước khá nhỏ, sau đó lá chuyển sang màu vàng rồi dần phát triển những vết bệnh có màu nâu to, bị nhũn và có mùi hôi đặc trưng.
- Bệnh ban đầu ở đỉnh đầu của lá sau đó dần dần lan vào cuống lá.
- Bệnh làm cho lá lá khô từ từ, nó bắt đầu khô từ chóp lá đến cuống lá sau đó lá sẽ rụng. Khi Lan được trồng ở nơi có điều kiện ánh sáng kém và độ ẩm cao thì làm cho bệnh ngày càng phát triển hơn.
- Cây có bệnh thì thường có những vết màu nâu hoặc đen lõm xuống. Các vết bệnh này thường xuất hiện dọc theo lá lan. Nếu bệnh nặng, lá cây sẽ bị rụng lá và khi bệnh lan đến ngọn cây thì làm cho ngọn cây bị thối nhũn ra.
Trên hoa:
- Đối với những cánh hoa bị mắc bệnh thì có các mụn nước chảy ra nước màu đen hoặc màu nâu phía dưới của các cánh hoa lan.
- Khi hoa bị bệnh thán thư tấn công thì hoa sẽ có các mụn ướt màu đen hoặc màu nâu dưới các cánh hoa và nhị hoa sau đó các vết bệnh dần lan rộng và làm cho toàn bộ hoa bị hư.
Bệnh thán thư trên xoài
- Trên lá: khi bệnh xuất hiện trên lá thì có các đốm màu đen nhỏ nằm rải rác trên lá, sau đó những vết bệnh lớn dần lên theo thời gian tạo thành những hình tròn có tâm màu nâu vàng nhạt và bao quanh nó là màu nâu đen hoặc màu sẫm. Nếu bệnh nặng, lá xoài sẽ bị xoắn cong và vặn vẹo lại.
- Trên thân, cành: bệnh xảy ra chủ yếu ở những cành non. Lúc ban đầu các vết bệnh màu nâu vàng kích thước nhỏ, sau đó liên kết với nhau tạo ra vết bệnh to hơn có màu nâu tối.
- Trên hoa: bào tử nấm xâm nhập gié hoa xoài (là cụm hoa kép) tạo ra những chấm đen nhỏ nằm trên các cánh hoa. Sau đó, vết bệnh lớn lên dần dần làm cho hoa không thụ phấn được. Nếu bệnh nặng, gây rụng hoa và khô cành hoa.
- Trên quả: các vết bệnh xuất hiện ở các cuống trái và làm cho trái rụng dần. Nếu bệnh nặng thì các vết bệnh làm cho quả không lớn hoặc có thể làm cho trái bị méo mó. Đối với những cây xoài mắc bệnh trên quả thì sau khi thu hoạch quả có các vết đốm đen. Sau đó lan dần thành các vết bệnh lớn, có màu nâu đậm tới màu đen.
Bệnh thán thư trên ớt
- Trên lá: Các vết bệnh xếp theo chiều dài của gân lá và nó không có hình dạng nhất định. Lúc đầu, ở mặt dưới của lá có màu nâu nhạt sau đó chuyển sang màu nâu sậm và lan rộng ra lá.
- Trên thân: các vết bệnh thường có hình thoi, lõm xuống và trên các vết bệnh có những chấm đen nhỏ nằm rải rác trên thân cây.
- Trên ngọn: các ngọn ớt non bị nấm tấn công làm cho ngọn ớt bị thối, các chồi bị bệnh thường có màu nâu đen.
- Trên trái: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu xanh đậm, hay lõm xuống. Càng ngày vết bệnh sẽ lớn dần lên có hình bầu dục, màu vàng sau đó chuyển dần trắng xám hoặc màu đen. Những trái ớt khi sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh.
Bệnh thán thư trên cây ăn quả
- Trên lá cây: các vết bệnh hình tròn, màu nâu, các vết bệnh dần lớn lên làm cho lá cháy khô một phần, cây sinh trưởng kém đi.
- Trên hoa: khi bị nhiễm bệnh các hoa của cây ăn quả bị khô đen và rụng dần, quả non cũng bị thối và rụng.
- Trên quả: lớn thì bệnh thán thư tạo ra những đốm nâu trên vỏ của quả. Sau đó nó ăn sâu vào trong quả, làm hư thối 1 phần nhỏ của quả.
- Đối với một số cây ăn quả như: xoài, ổi, na, vải… đọt cây của những loại cây này quăn lại và khô đen, từ đó làm giảm năng suất sản lượng của cây ăn quả.
Bệnh thán thư trên dưa leo
- Trên lá: nếu cây dưa leo ở giai đoạn cây con 2 lá mầm nếu bị bệnh sẽ làm cho cây chết đi. Còn đối với những cây lớn nếu bệnh xuất hiện ở các lá già phía dưới, vết bệnh lúc đầu nhỏ, hình tròn, màu xanh xám. Sau khi lớn lên có màu nâu vàng, ở trung tâm của các vết bệnh thì có màu nâu đậm. Nếu bệnh nặng làm cho lá bị cháy và rụng dần đi.
- Trên trái: có vết bệnh hình tròn, màu nâu vàng và ở giữa các vết bệnh trên trái có các mốc hồng. Nếu bị nặng thì trái có thể bị đắng làm giảm chất lượng của nông sản.
- Trên cuống, thân: thân cây, cuống lá, cuống trái các vết bệnh hình thon dài, đốm nhỏ màu nâu sậm. Nếu nặng làm cho lá rụng, rụng trái, sau đó các thân dần bị khô và chết đi. Nếu trên cuống bị bệnh sẽ làm cho trái chuyển sang màu đen và sẽ chết đi.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây trồng
Làm thế nào để phòng trừ bệnh thán thư trên cây trồng hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây trồng.
Vệ sinh vườn cây trồng:
- Khi cây bị bệnh chúng ta cần nhanh tay đi cắt những bộ phận của cây bị bệnh như: lá, ngọn cây, cuống trái, hoa…đem đi tiêu hủy tránh tình trạng lây lan sang cây khác.
- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn, loại bỏ và đem đi tiêu hủy các cây đang bị nhiễm bệnh trong vườn nhà bạn.
- Chúng ta nên thường xuyên đi kiểm tra vườn nhà mình để nắm bắt kịp thời các vấn đề sâu bệnh trên cây trồng để có cách phòng trừ kịp thời.
Tạo tán, tỉa cành
- Khi cây còn chưa lớn chúng ta nên tiến hành tạo tán, cắt tỉa cho cây để giúp cây nhận được nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp tốt và tạo sự thông thoáng cho khu vườn của bạn. Từ đó, giúp cây trồng phát triển tốt hơn và tăng sức đề kháng cho cây để cây có khả năng chống chịu khi nấm tấn công cây trồng.
- Khi chúng ta cắt tỉa, tạo tán cho cây đúng kỹ thuật giúp loại bỏ các gỗ chết nhằm ngăn ngừa bệnh thán thư do nấm gây ra.
Chăm sóc đầy đủ cho cây
- Bạn nên trồng cây trên những loại đất có hệ thống thoát nước tốt để vườn nhà bạn không bị ẩm ướt để cho các loại nấm phát triển.
- Bạn nên lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn nhà bạn. Vì khi cây bị bệnh ta tưới nước bằng vòi phun nước trên cao sẽ làm cho các vết bệnh trên lây lan sang bộ phận khác của cây trồng.
- Cần bón phân đầy đủ cho cây trồng. chúng ta nên sử dụng các loại phân sinh học để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng giúp cây trồng tăng sức đề kháng tăng cường khả năng chống chọi các nấm bệnh gây hại.
- 2-3 năm sau khi trồng bạn nên luân phiên cây trồng
Sử dụng các chế phẩm sinh học điều trị thán thư
-
Khi cây trồng bị bệnh thán thư thì chúng ta nên sử dụng chế phẩm sinh học RV04 đặc trị bệnh thán thư