DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG

Top 4 biện pháp cải tạo đất với chi phí rẻ nhất

Top 4 biện pháp cải tạo đất xấu rẻ

Trong những năm trở lại đây nền nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh chóng nhưng trong quá trình canh tác lâu năm dần làm cho đất canh tác của chúng ta mất đi độ phì nhiêu của nó. Thế nên chúng ta cần phải có những biện pháp cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu cho đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng hơn.

Từ thời xa xưa ông bà ta đã hiểu được tầm quan trọng của cải tạo đất. Nhưng có rất nhiều phương pháp cải tạo đất hiệu quả và mình sẽ hướng dẫn 4 biện pháp cải tạo đất hiệu quả với chi phí thấp nhất đến với các bạn. Đầu tiên thì chúng ta cần phải biết cải tạo dất là gì? Mục đích của biện pháp cải tạo đất để làm gì? Cùng với đó nhiều mô hình canh tác khác nhau làm cho việc đất trở nên xấu đi. chính vì vậy người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất hiệu quả và mình sẽ hướng dẫn 4 biện pháp cải tạo đất xấu hiệu quả nhất hiện nay để chúng ta áp dụng để cải tạo đất một cách tốt nhất.

Hướng dẫn 4 biện pháp cải tạo đất hiệu quả với chi phí thấp nhất

Mục tiêu của cải tạo đất

Có 3 mục tiêu chính của cải tạo đất đó là:

  • Cải tạo những vùng đất có điều kiện hệ thống nước không tốt (hay bất lợi) dẫn đến tình trạng thừa độ ẩm hoặc thiếu hụt so với số lượng được coi là đủ để sử dụng hiệu quả diện tích cho các mục đích kinh tế. 
  • Cải tạo những vùng đất có đặc tính vật lý và hóa học không tốt của đất (đất chua, đất phèn, đất bạc màu, đất kiềm, đất thoái hóa…).
  • Cải tạo những vùng đất bị xói mòn do nước và gió. Bao gồm hình thành các khe núi, sự phát triển của lở đất và sự phân tán của đất…

Cải tạo đất là gì?

Đất: là một cơ thể tự nhiên bao gồm các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí, nước và các sinh vật có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt trái đất. Nên đất rất là quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. 

Nếu đất xấu thì sẽ làm cây trồng không đạt năng suất và có thể chết đi. Như vậy cần phải cải tạo, duy trì và phát triển đất bền vững.

Cải tạo đất: là phương thức sử dụng các công nghệ cụ thể để duy trì các điều kiện thuận lợi của đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với nền nông nghiệp.

Cải tạo đất có nghĩa là chúng ta thay đổi tính chất đất các vùng đất là kết quả của một số biện pháp cải tạo đất. Trong các hình thức cải tạo đất thì hình thức tưới và tiêu là 2 hình thức phổ biến nhất. 

Mục đích của biện pháp cải tạo đất

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cho đất nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất làm cho đất màu mỡ hơn.
  • Làm giảm quá trình thoái hóa của đất.
  • Tăng độ che phủ đất, hạn chế chống xói mòn, rửa trôi đất.
  • Giảm độ chua, kiềm, mặn cho đất.
  • Tăng năng suất cho cây trồng.
  • Nâng cao tính bền vững của canh tác.
  • Giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết đến khả năng sản xuất.

>> Xem thêm: Vì sao phải cải tạo đất?

Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? Hướng dẫn 4 biện pháp cải tạo đất xấu hiệu quả

Mỗi loại đất thì cần có một phương pháp cải tạo riêng. Nhưng về đặc điểm chung vẫn cần bổ sung một lượng lớn chất hữu cơ cho đất. Sau đây mình sẽ hướng dẫn 4 biện pháp cải tạo đất xấu hiệu quả đó là: cách cách cải tạo kiềm, hướng dẫn cải tạo đất mặn, cách cải tạo đất chua hiệu quả và cuối cùng là hướng dẫn xử lý và cải tạo đất phèn.

1. Biện pháp cải tạo đất kiềm

Đất kiềm là gì: là loại đất có độ pH cao hơn 7 có nghĩa là lượng ion H+ trong môi trường rất thấp và nó chứa nhiều chất có tính kiềm như Canxi, Magie.

Biện pháp cải tạo đất kiềm

  • – Chúng ta cần phải bổ sung thêm lưu huỳnh, sắt sunphat…để gây ra axit hóa giúp điều chỉnh lại độ trung hòa pH có trong đất. Vì loại đất này sẽ làm cho các nguyên tố mangan và sắt khó tan.
  • – Việc chúng ta bón thêm phân đạm sunfat sẽ giúp cho đất giảm độ kiềm.
  • – Hiện nay việc lựa chọn phân bón hữu cơ là một giải pháp thay thế giúp ổn định môi trường đất lâu dài. mặc dù quá trình phân giải cũng sinh ra các axit nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến cây trồng. Đây được xem là một giải pháp an toàn và hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi

>> Xem thêm: 5 cách cải tạo đất kiềm hiệu quả với chi phí thấp nhất

2. Biện pháp cải tạo đất mặn

Đất mặn là gì: là do sự tích tụ quá nhiều các loại muối hòa tan trong đất các muối này chủ yếu là các muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3…lâu ngày không bị rửa trôi nên đất này ngày càng tích tụ nhiều tạo ra đất mặn.

>> Xem thêm : Chế phẩm sinh học cải tạo đất nhiễm mặn

Xử lý và cải tạo đất mặn

  • Chúng ta có thể trồng cỏ chịu mặn trên đất này để làm thức ăn cho vật nuôi
  • Cải tạo bằng biện pháp canh tác như: cày bừa sâu, dẫn nước ngọt vào để ngâm rửa mặn cho đồng ruộng
  • Cải tạo đất bằng cách luân phiên cây trồng: lúa – cá, lúa – tôm
  • Ngoài ra chúng ta có thể cải tạo đất mặn bằng các biện pháp tổng hợp như: biện pháp thủy lợi, biện pháp nông lý, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học

>> Tìm hiểu rõ hơn: Cách cải tạo đất mặn quan trọng nhất: xử lý bằng hệ thống tưới nhỏ giọt

3. Biện pháp cải tạo đất chua

Đất chua là gì: là loại đất có tính axit cao và độ pH từ 6,5 trở xuống thì đất mà bạn đang canh tác bị chua, lúc này bạn sẽ cần điều chỉnh và có những biện pháp cải tạo chua sao cho phù hợp.

Hướng dẫn cải tạo đất chua:

Hiện nay bón vôi là một biện pháp vừa rẻ vừa hiệu quả nên được sử dụng phổ biến. Nó cân bằng độ pH cho đất và giúp cải thiện độ chua cho đất

Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng) thì ta sẽ làm theo cách sau:

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)

Với đất có tỷ lệ cát cao thì ta sẽ sử dụng cách dưới đây:

  • pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
  • pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
  • pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)

Sử dụng phân bón hữu cơ cho đất để làm giảm độ chua cho đất và ít ảnh hưởng đến môi trường

Không nên sử dụng các loại phân vô cơ có tính chua sinh lý vì nó sẽ làm cho độ chua trong đất tăng lên

Nên quản lý nguồn nước tưới phù hợp, dòng chảy không quá mạnh vì có thể rửa trôi chất dinh dưỡng có sẵn trong đất

Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn là đất có màu đen hoặc nâu, đặc biệt là ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S

Cách cải tạo đất chua:

  1. Xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm tháo chua và rửa mặn, giúp hạ thấp mạch nước ngầm. Vì vậy,việc tưới nước (ngập úng) phải được thực hiện ngắt quãng vào những thời gian thích hợp. 
  2. Chúng ta bón vôi nhằm mục đích khử chua cho đất giúp giảm sự độc hại có trong đất. Vì vôi trung hòa độ chua trong đất và nước. Việc bón vôi làm  pH đất tăng lên làm cho Al và Fe lắng xuống.
  3. Cày sâu và phơi sâu đó chúng ta tiến hành rửa chua cho đất
  4. Lên luống: lật ngược đất lên để lớp đất phèn phía dưới sẽ được lật lên trên để gốc mạ được úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ
  5. Bón phân để cải tạo đất phèn: Dùng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng  nhằm bổ sung chất hữu cơ và một phần giúp kiểm soát các kim loại độc hại cho cây trồng và tăng lượng dinh dưỡng sẵn có giúp tăng độ phì nhiêu của đất.
  6. Sử dụng các loại giống cây thích nghi với đất chua: lúa là cây trồng thích hợp canh tác trên vùng đất chua. Nó chủ yếu bao gồm các giống lúa địa phương sông lâu (khoảng 8 tháng). Các giống này có khả năng thích nghi cao và chống chịu tốt với các hạn chế về sinh lý của đất, nhưng năng suất chỉ đạt khoảng 2-3 tấn / ha. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý đất chua hiệu quả nhất

4. Biện pháp cải tạo đất bạc màu

Đất bạc màu là gì: Đất bạc màu là những loại đất nghèo dinh dưỡng, tầng lớp đất canh tác mỏng và có độ giữ nước kém nên thường xuyên bị rửa trôi.

Cách cải tạo đất bạc màu:

  • Luân phiên cây trồng: nhất là cây họ đậu và những cây phân xanh nhằm bổ sung nitrat vào đất. Vì vậy, nên trồng nhiều loại cây khác nhau trên một cánh đồng để chống xói mòn và kiểm soát sự lây lan của bệnh thực vật từ đất. 
  • Làm đất theo đường đồng mức, cày sâu dần, làm ả và làm đường đồng mức.
  • Bón phân hợp lý: bón nhiều phân hữu cơ và vôi, dùng phân hóa học hợp lý.  Đặc biệt sử dụng phân trùn quế là loại phân bón giàu chất hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho đất.
  • Bón phân trộn: để bổ sung nitơ cho đất trồng. Phân trộn có thêm lợi ích là giúp phá vỡ các hạt đất sét, cho phép nước thoát tốt hơn.
  • Bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp, luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý.

 

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

One thought on “Top 4 biện pháp cải tạo đất với chi phí rẻ nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.