CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

Những cách xử lý sâu vẽ bùa bằng biện pháp sinh học hiệu quả nhất

Cách xử lý sâu vẽ bùa

Nền nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững. Nhưng côn trùng hại cây trồng là một trong những các yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây trồng. Trong đó, sâu vẽ bùa là một trong những loại sâu gây hại phổ biến nhất đối với tất cả các loại cây trồng. Cùng tìm hiểu cách xử lý sâu vẽ bùa bằng các biện pháp canh tác và sinh học an toàn hiệu quả nhé!

Đối với nông dân thì sâu vẽ bùa là loài sâu đáng ghét nhất vì nó phá hại rất mạnh và gây ra những thiệt hại lớn cho người nông dân. Vì thế, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về Đặc điểm vẽ bùa ? Đối tượng gây hại của sâu vẽ bùa ? Cách xử lý sâu vẽ bùa hiệu quả. Từ đó bà con nông dân sẽ có thêm nhiều kiến thức về sâu vẽ bùa để lựa chọn cho vườn nhà mình một giải pháp vừa hiệu quả vừa an toàn nhất.

Đặc điểm hình thái và hướng dẫn cách xử lý sâu vẽ bùa hiệu quả bằng biện pháp sinh học

Đặc điểm sâu vẽ bùa

  • Tên khoa học: Phyllocnistic citrella
  • Họ: Gracillariidae
  • Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái

  • Đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa

    Đặc điểm hình thái của sâu vẽ bùa – Sâu vẽ bùa có kiểu biến thái gì ?

    Sâu non có 4 tuổi, tuổi 1 thì có màu trắng hoặc màu xanh nhạt, trong suốt. Độ dài của sâu non khoảng 0,4mm lớn lên sâu có màu vàng xanh, dẹp, gần hóa nhộng thì có màu vàng. Sâu non thì không có chân, đốt cuối bụng của sâu có hình ống dài. Sâu non có 4 tuổi,

  • Nhộng có độ dài khoảng 2,5-3mm, ở mầm cánh có 2 đốm đen, phía dưới đuuôi thon nhọn và có một gai nhỏ trên đầu. 
  • Trưởng thành sâu vè bùa (bướm) có độ dài khoảng 2-3mm, sải cánh rộng 4-5mm. Cánh bướm có rìa long dài và canh sau thì hẹp so với cánh trước. Thân có màu vàng nhạt ánh bạc.
  • Trứng có độ dài khoảng 0,2-0,3mm, hình bầu dục. Lúc đầu trứng trong suốt không màu nhưng đến khi sắp nở thì trứng có màu trắng vàng.

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Vòng đời: 19-38 ngày

  • Trứng: 1-6 ngày
  • Sâu non: 4-10 ngày
  • Nhộng: 7-12 ngày
  • Trưởng thành: 7-10 ngày
Vòng đời sâu vẽ bùa

Vòng đời sâu vẽ bùa – Hướng dẫn cách xử lý sâu vẽ bùa trên rau bằng biện pháp sinh học

Con trưởng thành (bướm) thường hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng dưới bề mặt lá gần nơi gân chính của các đọt non mới mọc

Một con trưởng thành (bướm) đẻ được 70-80 trứng, thời gian đẻ trứng khoảng từ 2-10 ngày.

Đặc điểm gây hại

Sâu non ăn các tế bào nhu mô diệp lục, để lại các lớp biểu bì màu trắng bạc. Phía dưới biểu bì lá sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo. 

Khi lá non mới xòe ra thì sâu đã gây hại, đa phần các lá non đều bị sâu hại. Làm cho các lá bị biến dạng, uốn cong, quá trình quang hợp kém, khô và rụng lá, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Đối với cây có múi thì những vết đục do sâu vẽ bùa gây ra là con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào gây ra bệnh loét.

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm và đặc biệt là khi cây đang ở giai đoạn cây chồi, lá non.

Đối tượng gây hại sâu vẽ bùa

Sâu vẽ bùa phá hại rất nhiều cây trồng nhưng phá hoai nhiều nhất ở các cây như: cà chua, rau, dưa leo, cây có múi…

Sâu vẽ bùa cà chua

Sâu vẽ bùa cà chua

Sâu vẽ bùa cà chua

Đối với cà chua thì sâu vẽ bùa thường tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nó làm rụng lá, quả dẫn đến năng suất giảm.

Sâu non sau khi nở đục ăn ăn các phần thịt lá, thịt quả để lại các lổ nhỏ trên thân, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và quả cà chua khi quả còn xanh.

Các chồi hay thường méo mó và chết héo là do sâu vẽ bùa gây hại.

Nếu vườn cà chua nhà bạn bị sâu vẽ bùa gây hại mạnh thì có các triệu chứng như bị cháy sém (nó giống như kiểu cháy nắng), còn trên quả cà chua thì méo mó và bị đục vài lỗ nhỏ, nhìn gần bộ lá có màu đỏ tía.

Sâu vẽ bùa trên rau

Sâu vẽ bùa trên rau

Sâu vẽ bùa trên rau – Hướng dẫn cách diệt sâu vẽ bùa trên rau

Sâu non ăn các biểu bì lá tạo ra những đường mòn mỏng, trắng, uốn lượn trên lá. Nếu bị nhiều có thể dẫn đến các đốm trắng trên lá và lá cây bị rụng sớm. Làm cho năng suất cây trồng ngyaf càng giảm..

Sâu vẽ bùa  gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, nếu trầm trọng làm năng suất giảm.

Sâu vẽ bùa cây ăn quả

Sâu vẽ bùa cây ăn quả

Sâu vẽ bùa cây ăn quả 

Sâu vẽ bùa thường phá hại các chồi và lá non. Các ấu trùng sâu mới nở có thể phá hại lá non mấy ra bằng cách chui vào lớp biểu bì của lá và ăn phần mô mềm trong lá, khi ấu trùng sâu ăn đến đâu thì biểu bì lá nó phồng lên lên và tạo ra những đường hầm ngoằn ngoèo.

Sau khi ăn xong thì ấu trùng thải phân của mình ra phía sau và tạo nên những đường giống như sợi chỉ nằm chính giữa kéo dài theo đường trục của ấu trùng.

Những chiếc lá bị sâu vẽ bùa tấn công thì lá bị co lại, biến dạng, quản queo làm cho khả năng quang hợp của lá giảm đi dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng giảm.

Đối với cây còn nhỏ (hay cây con) nếu bị sâu vẽ bùa gây hại thì cây sẽ còi cọc và kém phát triển.

Đối với cây đang ra trái  nếu bị sâu vẽ bùa gây hại thì làm cho trái sần sùi, trọng lượng của trái nhẹ hơn, có thể bị rụng.

Cách xử lý sâu vẽ bùa hiệu quả

Biện pháp canh tác

Một trong những cách xử lý sâu vẽ bùa hiệu quả nhất chính là phòng trừ trước sự xuất hiện bằng các lưu ý trong biện pháp canh tác:

  • Thường xuyên tỉa cành, tạo tán, bón thưc  cho cây trồng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhằm hạn chế sự phá hại của sâu
  • Nên thường xuyên dọn dẹp vườn, tiêu hủy những tàn dư để hạn chế sâu hại.
  • Thường xuyên kiểm tra, quan sát, theo dõi nếu phát hiện thì nhanh chóng tiêu diệt.
  • Nếu sâu phá hại mạnh thì có thể cắt bỏ những chồi lá đó mang đi tiêu hủy.

Biện pháp hóa học

Khi mật độ sâu cao có thể dùng các loại thuốc nội hấp để phun hay các hỗn hợp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong tự nhiên.

 khi mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên một số thuốc gốc như: (Chlorantraniliprole + Abamectin), Imidacloprid (Confidor 100SL;  …), Cypermethrin (Viserin 4.5EC;….) Abamectin (Vibamec 1.8EC, 3.6EC;…), Polytrin, Selecron, dầu khoáng SK99, DC- Tron Plus, Confidor,… có thể phối hợp dầu khoáng với thuốc sâu để tăng hiệu quả phòng trừđể phòng trị.

Những năm về trước, các biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu vẽ bùa kể trên đã từng được xem là ưu việt và hiệu quả nhất. Tuy nhiên về lâu dài, ảnh hưởng của hóa học tác động đến môi trường đất, gây thoái hóa nghiêm trọng. Do đó, xu hướng chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ sinh học để áp dụng vào cách xử lý sâu vẽ bùa nói riêng và các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến cây trồng nói chung đã và đang được chú trọng hơn cả.

Biện pháp sinh học

Nên sử dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu vẽ bùa như: thiên địch ký sinh và thiên địch bắt mồi.

Thiên địch kí sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea ký sinh trên sâu non và nhộng, đôi khi tỉ lệ kí sinh có thể lên đến 70-80%.

Thiên địch bắt mồi: Nhân nuôi thiên địch kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.