CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

Tìm hiểu về cách trị rầy mềm hiệu quả nhất

Cách trị rầy mềm

Rầy mềm là một loại côn trùng sống ký sinh trên lá và thân cây trồng, thường gặp nhất ở cây nhà họ bí, bầu hay các loại cây họ cam chanh, rau cải và ớt,.. Chúng hút đi dinh dưỡng, chích lá và đọt non cành non gây hiện tượng xoăn ngọn xoăn lá, khiến cây trồng kém phát triển, gây ảnh hưởng nặng đến năng suất vụ mùa. Do đó bà con cần lưu ý đặc điểm hình thái của rầy mềm để có cách trị rầy mềm hiệu quả nhất.

Nhận biết đặc điểm hình thái và hướng dẫn cách diệt rầy mềm được bà con tin dùng nhất

Tên khoa học: Aphis gossypii.

Tên tiếng Anh: Aphid.

Đặc điểm hình thái

  • Rầy mềm có độ dài khoảng 1,5-2mm, hình bầu dục, ở cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở 2 bên. Rầy mềm có 2 dạng:
  • Dạng có cánh: có độ dài khoảng 1,5- 2mm, bụng màu vàng nhạt hoặc màu xanh đậm, đầu và ngực màu nâu đen, phía trước của lưng ngực cũng có màu đen.
  • Dạng không cánh: có độ dài khoảng 1,4-1,8mm, thân rầy mềm có màu xanh thẩm hoặc màu xanh đen. Toàn thân có lớp phủ sáp. Ngoài
  •  Ngoài ra 1 số cá thể khác cũng có thể có màu vàng xanh

Vòng đời rầy mềm

Vòng đời rầy mềm

Vòng đời rầy mềm

Vòng đời của rầy mềm khá là phức tạp. Những con cái không cánh khi sinh sản không cần thụ tinh truong suốt mùa hè. Đặc biệt, những con cái này không đẻ trứng mà đẻ ra những con non.

Đối với những con cái có cánh vào cuối mùa hè thường giao phối với những con đực. sau khi giao phối xong thì con cái đẻ trứng song sót qua mùa đông. Ở những vùng có khí hậu ấm áp, có thể không cần đến giai đoạn trứng.

Đặc điểm gây hại của rầy mềm trên từng loại cây và lưu ý cách trị rầy mềm cho vườn nhà bạn

Các thành trùng và ấu trùng tập trung ở mặt dưới của lá non, bông, đọt non. Chúng tấn công cây trồng bằng cách hút chích nhựa và làm cho những bộ phận bị chúng tấn công héo khô hoặc để lại những vết thâm đen trên lá cây.

Ngoài ra, thì con trưởng thành thải phân ra ngoài là điều kiện thu hút các nấm đen ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây và sự phát triển của trái. Sau đó, nó còn là môi giới truyền các bệnh virus cho cây.

Đặc điểm gây hai của rầy mềm trên cây ớt

  • Trên cây ớt rệp phá hại bằng cách hút chích nhựa làm cho lá cong, lá xoăn, đọt ngọn bị chùn, từ đó làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém.
  • Trong phân của rệp thải ra có các chất thu hút nấm đen phát triển làm cho lá xuất hiện các nấm màu đen, hạn chế khả năng quang hợp của cây. Ngoài ra, nó còn là môi giới lan truyền bệnh virus cho cây.

Đặc điểm gây hai của rầy mềm trên rau cải

Dấu hiệu gây hại của rầy mềm trên rau cải

Dấu hiệu gây hại của rầy mềm trên rau cải – hướng dẫn cách diệt rầy mềm trên các loại rau cải

  • Rầy mềm hút chích nhựa của lá rau cải, làm cho lá bị quăn queo lại, lá bị khô vàng đi và cây chậm tăng trưởng.
  • Ngoài ra nó còn là môi giới truyền một số bệnh virus cho cây.

Đặc điểm gây hại của rầy mềm trên cây họ cam chanh

Rầy mềm trên cây họ cam chanh

Rầy mềm trên cây họ cam chanh

  • Rầy non và rầy trưởng thành đều tập trung thường tập trung ở những lá non, đọt non và những cành non của cây. Sau  đó, chúng hút chích nhựa các bộ phận chúng hay thường xuyên tập trung như lá, đọt, ngọn cây và làm cho lá biến dạng, cây còi cọc và không phát triển đc
  • Ngoài ra, khi rầy mềm ở trên cây và thải phân ra ngoài, trong phân của rầy mềm có các chất đường mật là nguyên nhân tạo ra nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây.

Đặc điểm gây hại của rầy mềm trên cây dưa, bầu, bí

Dấu hiệu gây hại của rầy mềm trên cây dưa, bầu, bí

Dấu hiệu gây hại của rầy mềm trên cây dưa, bầu, bí – hướng dẫn cách diệt rầy hiệu quả

  • Nó thường tập trung chủ yếu ở các đọt non của cây và tấn công cây làm cho lá cây bị quăn queo.
  • Rầy thường tập trung ở mặt dưới của lá và các chồi non của cây. Rầy mềm chích hút nhựa làm cho ngọn cây dưa bị chùn lại, cây sinh trưởng kém. Nếu mật độ rầy mềm ngày càng cao thì cây sẽ bị khô cả lá luôn.
  • Nếu các cây dưa, bầu , bí đang trong giai đoạn ra hoa nếu bị rầy mềm tấn công ở giai đoạn này thì hoa sẽ bị rụng đi. Đối với hiai đoạn trái non thì sẽ làm cho trái bị méo mó đi và ảnh hưởng lớn đến giá trị thương phẩm của cây trồng.

Cách trị rầy mềm

Cùng xem qua cách trị rầy mềm bằng các kỹ thuật hữu cơ an toàn cho môi trường, thân thiện với thiên nhiên:

Biện pháp canh tác

Một trong những cách trị rầy mềm hiệu quả nhất phải kể đến là phòng trừ trước, không để chúng có cơ hội xuất hiện trên đồng ruộng bằng những lưu ý trong quá trình canh tác như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh vườn như tỉa các lá già, tiêu hủy các lá do rệp gây hại. Sauk hi thu hoạch xong chúng ta nên tiêu hủy hết tàn dư nhằm tiêu diệt trứng hoặc rầy mềm sót lại.
  • Đối với việc bón phân: nên bón phân cân đối và tránh tình trạng bón quá nhiều phân đạm cho cây.
  • Nếu rầy mềm ở cây thấp thì nên dùng tay lặt bỏ các lá bị rầy tấn công.

Biện pháp hóa học

Đối với biện pháp này chúng ta nên sử dụng khi mật độ rầy mềm quá cao thì sử dụng các loại thuốc sau: Actara (pha 25-30 g/ha, 1g/bình 8 lít nước), POLYTRIN P 440 EC ( pha 20 ml/bình 8 lít nước),…

Lưu ý: Khi phun thuốc chúng ta cũng có thể chú ý đến những điểm sau là phun váo lúc sáng sớm hoặc chiều tối và nên để ý đến thời gian cách ly thuốc trước khi thu hoặc.

Tuy nhiên bà con không nên lạm dụng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, bởi đặc tính của thuốc là tiêu diệt sâu và côn trùng, do đó cũng sẽ tiêu diệt cả nhóm côn trùng có lợi, làm giảm quần thể thiên địch.

Không những thế, tàn dư thuốc hóa học lâu ngày trong môi trường chính là nguyên nhân gây thoái hóa đất và giảm năng suất cây trồng, để lại nhiều hệ lụy hơn là tác dụng phòng chống côn trùng.

Biện pháp sinh học – Cách trị rầy mềm được chuyên gia tin dùng

Sử dụng thiên địch chính là biện pháp khống chế rầy mềm hiệu quả, đã và đang được ứng dụng ở nhiều nhà vườn. Một số thiên địch có thể kể đến cho khả năng kiểm soát rầy mềm tối ưu là:

Kiến vàng

Kiến vàng là thiên địch hiện diện quanh năm trong vườn cây ăn quả của bà con. Kiến vàng thường sống theo bầy đàn, tập trung theo tổ. Rầy mềm chính là thức ăn của kiến vàng. Theo nhìn nhận từ bà con ở nhiều nhà vườn, nuôi kiến vàng giúp giảm mật độ sâu hại, khi thu hoạch cho quả sáng bóng tròn và đẹp hơn.

Ưu điểm: 

  • Không chỉ đặc trị rầy mềm, kiến vàng còn tiêu diệt và khống chế dịch hại đến từ các loài sâu khác như sâu vẽ bùa, rệp sáp, các loại nhện gây hại, bọ xít cam, sâu đục vỏ trái trong vườn cây có múi,..
  • Hoa quả khi thu hoạch được sẽ dễ dàng thông qua các yêu cầu khắt khe về an toàn và chất lượng sản phẩm hơn so với dùng các loại thuốc hóa học.
  • Chi phí thấp, an toàn cho môi trường và người sử dụng.

Ruồi

Một số loài Ruồi đã được kiểm nghiệm  khả năng diệt rầy mềm là:

Loài Ischiodon scutellaris: tỷ lệ ăn rầy sau 24h thử nghiệm đạt trên 30%, và tăng lên đến hơn 50% sau 48h thử nghiệm

Ưu điểm:

  • Ngoài khả năng ăn rầy mềm phòng trừ dịch hại ở giai đoạn nhộng. Ruồi trưởng thành rất thích ăn mật hoa nên có khả năng giúp ích cho việc thụ phấn cây trồng.

Ong ký sinh

Ong ký sinh là biện pháp đơn giản vừa tiêu diệt rầy mềm vừa giúp bà con tăng khả năng thụ phấn, ra hoa và đậu trái trong các vườn cây ăn quả.

Ngoài ra bà con có thể tham khảo các loại chế phẩm sinh học diệt rầy mềm: https://congnghecaogroup.vn/san-pham/phong-tru-sau-con-trung/

Cách phòng trừ sâu sanh da láng

Cách phòng trừ sâu sanh da láng

 

 

author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.