Sâu đục thân bướm hai chấm hại lúa là loài ký sinh trên thân lúa, gây phá hoại mùa màng,.. Sâu đục thân lúa thường phá hại mạnh nhất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, gây hại cục bộ làm giảm năng suất. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trổ bông đều có thể bị sâu đục thân hại dẫn đến chết khô và đứt gốc khi nhổ mạ. Để bảo vệ đồng ruộng tốt nhất và bảo đảm vụ mùa bà con cần nắm rõ đặc điểm của sâu đục thân hại lúa cũng như dấu hiệu phá hại của bướm hai chấm. Từ những kiến thức đó sẽ giúp bà con hiểu rõ biện pháp phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm
Đặc điểm hình thái và biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa
Đặc điểm hình thái của sâu đục thân bướm hai chấm
- Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker
- Họ: Ngài sáng (Pyralidae)
- Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
Vòng đời sâu đục thân hại lúa
Sâu đục thân hai chấm có vòng đời từ 43 đến 66 ngày tuổi tùy điều kiện nhiệt độ.
Sâu đục thân hai chấm có vòng đời từ 43 đến 66 ngày tuổi tùy điều kiện.
Ở nhiệt độ 19 đến 25 độ C:
- Trứng nở sau 8 đến 13 ngày.
- Ấu trùng cần 36 đến 39 ngày để trưởng thành.
- Giai đoạn nhộng kéo dài 12 đến 16 ngày.
- Bướm đẻ trứng sau 3 ngày.
Ở nhiệt độ 26 đến 30 độ C:
- Trứng nở sau 7 ngày.
- Ấu trùng cần 25 đến 33 ngày để trưởng thành.
- Giai đoạn nhộng kéo dài 8 đến 10 ngày.
- Bướm đẻ trứng sau 3 ngày.
Đặc điểm hình thái sâu đục thân bướm hai chấm
- Trứng: được đẻ thành ổ hình bầu dục, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng, lớp lông màu vàng nhạt phủ ở mặt trên, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển màu vàng, sắp nở màu đen.
- Sâu non: Có 5 tuổi, đầu màu nâu vàng , thân có màu trắng sữa. Chân bụng kém phát triển, bụng có 28 cái móc bàn chân tạo thành hình elip.
- Nhộng mới hóa vẫn dữ màu trắng sữa sau chuyển màu dần sang màu vàng nhạt. Con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực thì tới đốt bụng 8.
- Con trưởng thành:
– Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa mỗi cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.
– Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.
Đặc điểm sinh học sâu đục thân 2 chấm
- Sâu non qua đông tới mùa xuân hóa nhộng.
- Nhộng hóa trong gốc thân lúa ở dưới mặt đất 1 – 2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa, chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa đục chui ra.
- Sâu đục thân phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 23 -30oC, độ ẩm trên 90%.
- Sâu đục thân bướm hai chấm có 7 lứa phá hoại trong năm. Đặc biệt cần quan tâm nhất là lứa 2, 3, 5 và 6. Lứa 2 là lứa cuối trong vụ chiêm xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về số lượng, mức độ phá hại và mầm mống chuyển sang vụ mùa kế tiếp. Lứa 3 là lứa đầu tiên của vụ mùa, thường tập trung gây hại trên mạ mùa sớm. Lứa 5 là lứa phá hoại lúa mùa cấy sớm đang trong giai đoạn làm đòng. Lứa 6 thường gây hại nặng cho lúa mua đại trà giai đoạn trỗ.
Dấu hiệu của bướm hai chấm/sâu đục thân hại lúa
Tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa và độ tuổi của sâu đục thân bướm 2 chấm mà có mức độ gây hại khác nhau.
- Thời kỳ mạ: Sâu tấn công bẹ lá và phần nõn giữa hậu quả là dảnh lúa bị héo.
- Thời kỳ đẻ nhánh: Phần dưới của thân bị sâu đục, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm sau dần chuyển sang màu vàng và héo khô.
- Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ: Lá bao của đòng bị đục và chui vào, sau đó sâu đục ăn điểm sinh trưởng, ngắt đi nguồn dinh dưỡng làm bông bị lép trắng.
Làm thế nào để tiêu diệt sâu đục thân bướm hai chấm – Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả nhất
Từ ngày 14/8/2020 Việt Nam đã quay lại vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, do đó bà con cần nắm rõ biện pháp phòng trừ các sâu bệnh hại đặc biệt hay xảy ra trên cây lúa. Trong quá trình canh tác ruộng lúa, để phòng trừ sự xuất hiện của sâu đục thân bướm hai chấm, bà con cần lưu ý những vấn đề chính yếu sau:
Các biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả:
- 1. Xử lý nguồn bệnh trong đất: cần lưu ý tiêu diệt hết các tàn dư mùa vụ trước để phòng trừ sâu bệnh.
- 2. Thu hoạch đúng cách: không tạo nơi cư trú cho sâu bằng cách cắt sát gốc rạ khi thu hoạch.
- 3. Vệ sinh đồng ruộng: nhổ bỏ gốc rễ cây sau mỗi vụ thu hoạch giúp hạn chế tối đa sâu đục thân lúa sinh trưởng phát triển ở vụ mùa sau.
- 4. Bón phân cân đối: tránh bón nhiều đạm, dễ gây ra hiện tượng đẻ nhánh không đều. Tạo điều kiện cho sâu đục thân hại lúa.
- 5. Tưới tiêu chủ động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa để hạn chế bị sâu đục thân bướm tấn công.
- 6. Thăm đồng thường xuyên: theo dõi thường xuyên, nắm bắt các đợt bướm xuất hiện trên đồng ruộng để có các biện pháp đốt đèn, bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt.
- 7. Sử dụng thiên địch.
- 8. Sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa.
Xử lý nguồn bệnh trong đất
- Sau khi đã thu hoạch ruộng cần được cày lật toàn bộ gốc rạ lên. Tùy vào điều kiện sinh thái, địa hình, mùa vụ mà sử dụng biện pháp phơi ải hay làm dầm ngâm nước. Áp dụng liên tục trong vòng hai tuần, trứng sâu sẽ bị hỏng và không thể nở thành sâu non.
- Bón thêm vôi vào trong đất để tiêu diệt mầm bệnh triệt để và phục hồi dinh dưỡng cho đất.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại phân chuồng và chế phẩm sinh học để hỗ trợ quá trình cải tạo đất cũng như tiêu diệt ấu trùng hiệu quả. Một số dòng sản phẩm như RV08 và RV18 bạn có thể tham khảo thêm.
Thu hoạch đúng cách
- Cuối vụ thu hoạch cần cắt sát gốc rạ. Nếu thu hoạch vẫn để lại gốc rạ, rất dễ tạo điều kiện cư trú cho sâu đục thân bướm 2 chấm và các loại nấm bệnh khác.
- Xác rơm rạ sau khi cắt, bà con thu dọn gọn thành đống và tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt hoặc đem đi xử lý ở xa ruộng đồng.
- Các bạn có thể tiến hành trùm bạt ủ hoai. Vừa diệt được sâu, lại có thêm một lượng dinh dưỡng lớn cho vụ mùa tiếp theo.
Vệ sinh đồng ruộng
- Các bạn tiến hành nhổ bỏ gốc rễ cây sau mỗi vụ thu hoạch. Phát quang, làm sạch cỏ quanh bờ mương, bờ ruộng,.. giúp vườn thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng hơn. Từ đó hạn chế tối đa sâu đục thân lúa sinh trưởng và phát triển ở vụ sau.
Bón phân cân đối
- Tùy vào điều kiện đất đai, môi trường và từng giống lúa khác nhau mà sẽ có chế độ bón phân khác nhau. Điểm chung là cần bón phân đầy đủ hợp lý NPK và các khoáng chất. Để giúp cây lúa khỏe mạnh, chống chịu tốt khi bị tấn công.
- Lưu ý, tránh bón quá nhiều đạm, dễ gây ra hiện tượng đẻ nhánh không đều. Tạo điều kiện cho sâu đục thân hại lúa.
Tưới tiêu chủ động
- Áp dụng song song các biện pháp tưới tiêu theo từng giai đoạn của lúa. Đảm bảo tối đa nhất về mặt điều kiện cho cây sinh trưởng.
- Ở trên mình có đề cập về một số các triệu chứng sâu đục thân bướm hai chấm tấn công. Cần nắm vững để áp dụng thêm biện pháp xả nước vào ngập ruộng đúng giai đoạn của tuổi sâu. Khi để ruộng ngập, trứng sẽ bị hỏng và không thể nở thành sâu non. Mang lại hiệu quả cao trong diệt trừ.
Thăm đồng thường xuyên
- Vì một năm sâu đục thân lúa sẽ có 7 lứa. Nên gần như chúng gây hại ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Các bạn cần theo dõi thường xuyên các đợt bướm xuất hiện trên ruộng. Đặc biệt là giai đoạn lứa 2,3,5,6 phá hại rất mạnh vụ chiêm xuân và vụ lúa mùa.
- Khi đó chúng ta cần tổ chức đốt đèn, bẫy bướm trên diện rộng đồng loạt. Nếu phát hiện các ổ trứng thì ngắt gom ngay đem đi tiêu hủy.
Sử dụng thiên địch
- Trong tự nhiên sâu đục thân bướm 2 chấm có khá nhiều kẻ thù. Điển hình nhất là các loài ong ký sinh. Cũng tương tự sâu thì các loài ong này xuất hiện ở cả những tháng nhiệt độ thấp và cao. Vì vậy chúng có mặt quanh năm trên ruộng. Trưởng thành của những loài này sẽ tìm trứng và sâu đục thân non để đẻ trứng vào bên trong. Sau một thời gian khi con non nở ra, sẽ hút dịch của ký chủ làm chúng yếu dần và chết.
- Tuy nhiên hiện nay việc lạm dụng thuốc BVTV tràn lan, ảnh hưởng lớn đến số lượng thiên địch có mặt trên đồng ruộng. Vì vậy, muốn sử dụng hiệu quả biện pháp này cần hạn chế tối đa thuốc trừ sâu hóa học.
Thuốc trừ sâu đục thân lúa sinh học – biện pháp phòng trừ sâu đục thân lúa hiệu quả nhất
Để mang lại hiệu quả song song với biện pháp thiên địch cũng như các biện pháp khác. Bạn nên ưu tiên sử dụng các dòng sản phẩm chế phẩm sinh học thay vì hóa học như thông thường.
Sản phẩm RV07 có chứa thành phần vi sinh: Nấm xanh, nấm trắng và Bacillus thuringiensis. Đây là những vi sinh có tác dụng gây độc mạnh, làm tê liệt sâu đục thân hại lúa. Khi phun vào môi trường sau một thời gian ngắn sâu và trứng sẽ bị tấn công. Thể hiện qua việc sâu chết hàng loạt và trên xác có xuất hiện rất nhiều bào tử nấm.
Ngoài ra, một điều đặc biệt nữa là sau khi đã diệt được sâu, thì ở môi trường đã có một lượng vi sinh khá lớn. Chúng sẽ làm cho trưởng thành của sâu đục thân lúa từ bên ngoài sẽ không xâm nhập vào ruộng và đẻ trứng nữa.
RV07 - Phòng trừ sâu côn trùng
Bacillus thuringiensis (BT) gây độc làm tê liệt một số sâu và côn trùng gây hại.
Tôi cần thuốc trừ sâu đục thân hại lúa dạng sinh học ( không độc với người và môi trường )
Vâng chào anh/chị. Anh/chị có thể liên hệ qua số điện thoại: 0985 895 808. Để được tư vấn chi tiết về thuốc trừ sâu đục thân hại lúa dạng sinh học chị ha.