Kiểm soát tốt sâu hại và côn trùng là một trong những tiêu chỉ chủ chốt giúp nâng cao chất lượng cây trồng và tăng năng suất mùa vụ. Đặc biệt là nhện đỏ hại cây trồng rất phổ biến. Trước khi chúng ta muốn tiêu diệt nhện đỏ thì chúng ta nên nắm rõ các Cách phòng trừ nhện đỏ hại cây trồng? Từ đó chúng ta đưa ra các biện pháp phòng trừ sinh học hiệu quả nhất. giúp cho cây trồng tăng năng suất và nâng cao giá trị thương phẩm của cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân hơn.
Đặc điểm nhện đỏ hại cây trồng và cách phòng trừ hiệu quả bằng thiên địch
Đặc điểm hình thái nhện đỏ hại cây
- Tên khoa học: Tetranychus sp.
- Họ: Tetranychidae
- Bộ: Acarina.
Thân thành trùng có độ dài khoảng 0,4mm, hình bầu dục. Con thành trùng đực có thân hình nhỏ hơn với con cái với đội dài khoảng 0,3mm. Thân có màu xanh, đỏ, trắng và có 2 cái đốm đen ở trên thân, có thêm các lông phủ lưa thương phía trên. Thành trùng cái có màu vàng nhạt hơi ngả sang màu xanh lá. Bên trong chứa thức ăn chúng ta có thể nhìn thấy đ chai đốm màu đậm. Thành trùng cái đẻ trứng kéo dài từ 2-6 ngày và đẻ đc khoảng 65 trứng.
Trứng có hình cầu, bóng, mọng, trứng thường được đẻ nằm ở gân lá của 2 mặt lá, nhưng đặc biệt là đa số trứng thường gắn chặt ở mặt dưới của lá. Trứng thường thì 4-5 sau sẽ nở.
Âú trùng: có 3 đôi chân. Những ấu trùng thay da 3 lần là thành trùng cái ngược lại những ấu trùng thay da 2 lần là những thành trùng đực. Thời gian ấu trùng phát triển 5-10 ngày.
Nhện đỏ có 8 chân và nó hoàn thành 1 vòng đời khoảng từ 20-40 ngày.
Vòng đời nhện đỏ
Khi ở nhiệt độ từ 25-28 oC, thì vòng đời nhện đỏ là:
- Trứng 3-4 ngày
- Sâu non 2-5 ngày,
- Tiền ấu trùng 1-2 ngày
- Ấu trùng 1-3 ngày.
Thời gian từ trứng- trưởng thành từ 7-14 ngày và thời gian sống của trưởng thành kéo dài đến 22 ngày. Có nhiều thế hệ trùng lặp trong năm.
Đặc điểm gây hại của nhện đỏ
Nhện đỏ hại cây bằng miệng sau đó chích hút vào thân cây, đầu tiên ở mặt dưới lá. Nhện di chuyển rất nhanh, sau khi chích hút xong nó tạo màng tơ trên cây trồng.
Khi nhện ăn thì sẽ làm cho lá có màu vàng sau, sau đó khi lá bị nặng sẽ có các đốm hoại tử. Có 17-20 tế bào bị phá hủy do nhện đỏ gây ra.
Quá trình phá hại của nhện đỏ hại cây tạo ra các chấm màu trắng dần dần sau này lá chuyển màu thành màu vàng xám hoặc màu đồng. Nếu không tiêu diệt nhện đỏ trên cây thì sẽ làm cho cây rụng lá hoàn toàn.
Khi mật độ nhện đỏ trên cây cao thì nó phân bố cả 2 bề mặt của lá, có những đốm vàng và bị các màng tơ bao phủ sau đó chuyển sang màu đỏ hay còn gọi là gỉ sắt. Nếu bị nặng quá sẽ làm cho cây rụng lá, các chồi của cây teo lại và có thể sẽ bị chết đi.
Từ đó, khả năng quang hợp của cây giảm đi, lá dần rụng đi khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây kém đi rất nhiều so với những cây không bị nhện đỏ phá hại.
Điểm danh những cây trồng thường bị nhện đỏ phá hại nhiều nhất
Nhện đỏ trên cây có múi
Trong điều kiện khô hạn thì mật độ nhện đỏ hại cây có múi tăng lên rất nhanh. Nó gây hại trên nhiều bộ phận của cây có múi.
Nhện đỏ hại trên lá thì sẽ xuất hiện các chấm nhỏ li ti. Khi bị nặng, những vết chấm trên lá đó lan rộng và chuyển sang màu ánh bạc… Từ những ảnh hưởng đó lá có thể khô và rụng và cành non của cây cũng có thể chết khô.
Nhện đỏ hại trái: nó thường tập trung nơi gần cuống trái, đáy trái. Nhện gây hại ở trái bằng cách chích hút các biểu bì trái non làm cho trái bị sần sùi và biến màu, từ đó làm cho mẫu mã trái (sản phẩm) không đẹp ảnh hưởng đến giá trị của nông sản.
Nhện đỏ hại cây mai
Nhện trưởng thành và nhện non bu bám trên lá ăn các biểu bì và hút chích các dịch của lá. Đối với cây mai bước vào giai đoạn cây bánh tẻ ( bánh tẻ nghĩa là không non cũng không già) thì nhện đỏ gây hại làm cho lá có những vết trắng li ti sau đó lá chuyển sang màu xanh đen hoặc là nâu đậm và phiến lá phồng lên.
Nếu bạn không kịp thời tiêu diệt thì lá cây mai sẽ bị thô cứng lại, làm cho quá trình quang hợp của cây kém đi dẫn đến sự sự trưởng và phát triển bị ảnh hưởng, nhất là thời gian này cây mai đang chuẩn bị cho nụ hoa chơi Tết.
Nhện đỏ hại chè
Nhện đỏ gây hại trên hai mặt của lá bánh tẻ (là lá không già cũng không non) và lá trưởng thành, tập trung chủ yếu ở gân chính của lá chè sẽ làm cho lá chuyển sang màu hung đỏ. Nơi nhện ở thường có các sợi tơ bao phủ.
Các nhện đỏ sống trên các cuống lá, lá, búp của cây chè. Nó gây hại dưới dạng hút chích dịch của cây chè làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, lá cây có màu nâu lốm đốm đến màu tím đồng,
Khi cây chè do nhện đỏ gây hại nặng thì lá non của cây cong lên và lá dần bị rụng đi làm cho năng suất cây chè giảm đi nghiêm trọng.
Nhện đỏ hại lan
Nhện đỏ và nhện non đều ở mặt dưới lá. Khi lá ở giai đoạn bánh tẻ thì nhện hút chích dịch của lá làm cho lá có những vết chấm màu trắng li ti. Nếu bị nặng thì lá dần chuyển sang màu nâu đậm sau đó dần khô héo đi làm cho cây lan ngày càng kém phát triển.
Trong mùa khô thì nhện đỏ gây hại mạnh, còn đối với mùa mưa thì nhện đỏ gây ra tác hại không nhiều.
Tác hại của nhện đỏ trên cây sầu riêng
Nhện đỏ ăn các biểu bì lá của cây sầu riêng tạo ra các chấm màu trắng li ti.
Khi cây bị nặng thì các lá chuyển màu vàng và lá rụng làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu trái của cây sầu riêng.
Nhện đỏ hại ớt
Nhện đỏ trên cây ớt thường núp ở mặt dưới của lá và hay sống ở trên đọt non của cây.Nhện chuyên hút chích lá làm cho lá cây ớt bị vàng loang lỗ và phồng rộp lên.
Nếu mật độ nhện đỏ gây hại cao làm cho lá bị khô cháy và trái ớt vàng đi, làm cho trái ớt bị nứt.
Trong điều kiện có ánh sáng xuyên qua các đọt cây thì ta có thể nhìn thấy các tơ nhện bao phủ trên ngọn cây. Lúc này có rất nhiều con nhện đỏ trên cây nhiều gây hại cho cây ớt và làm cho ớt sinh trưởng kém.
Hướng dẫn phòng trừ nhện đỏ hại cây trồng bằng kiểm soát sinh học
Những biện pháp sinh học được dùng để kiểm soát nhện đỏ phá hoại cây trồng có thể kể đến là:
- Tưới phun sương thường xuyên rửa trôi nhện đỏ gây hại.
- Dùng bột mì, bột gạo, bột sắn: pha với nước phun vào cây sẽ làm đính chân nhện không di chuyển được và bít lỗ thở của nhện sau khi khô.
- Dùng muối hữu cơ
- Sử dụng tinh dầu bạc hà phun tưới lên cây trồng đang bị nhện đỏ phá hại.
- Dùng dầu ăn và nước rửa chén
- Sử dụng thiên địch tiêu diệt nhện đỏ: bọ rùa Stethorus sp và bọ cánh cộc Oligota
- Sử dụng chế phẩm sinh học diệt trừ nhện đỏ an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Tưới phun sương thường xuyên
- Khi cây trồng bị nhện đỏ tấn công chúng ta nên tưới nước thường xuyên để bù đắp lại lượng nhựa do nhện đỏ hút chích của cây. Ngoài ra, việc tưới nước thường xuyên sẽ làm rửa trôi nhện đỏ gây hại.
- Mùa nóng ta nên tưới nước lên lá để giảm mật độ nhện đỏ trên cây. Vì nhện đỏ rất thích sống ở môi trường khô ráo, khi ta tưới nước trên lá thì làm môi trường thay đổi từ khô ráo sang ẩm ướt. Khi trong điều kiện ẩm ướt nếu nhện đỏ nào không có khả năng thích nghi sẽ bị đào thải ra ngoài và không còn cơ hội phá hại nữa.
- Trước khi cây ra hoa, đậu quả thì chúng ta nên thường xuyên tưới nước để quá trình quang hợp của cây tốt hơn. Từ đó, cung cấp dinh dưỡng cho cây nhiều hơn.
- Đối với cây ăn quả nếu bị nhện đỏ nhiều thì ta cần dùng vòi phun nước áp lực mạnh để phun cho cây nhằm tẩy rửa các nhện đỏ còn bu bám trên cây. Mặt khác, thì phun như vậy sẽ giúp cho cây rửa đi nhện và làm cho nhện văng ra khỏi lá.
Dùng bột: bột mì, bột gạo, bột sắn,..
Chúng ta nên lấy bột mì, bột gạo, bột sắn… nên pha 1 muỗng cà phê bột với hai lít nước sau đó khuấy đều hỗn hợp. Sau đó, ta lấy hỗn hợp lúc nãy phun lên cây và tác dụng của hỗn hợp này làm đính chân nhện không di chuyển được và bít lỗ thở của nhện sau khi khô.
Sau khi phun được 1 ngày thì chúng ta nên phun lại nước sạch để rửa lá. Vì chúng ta không rửa lại sẽ làm bịt các lỗ của lá khiến cho cây không thể thở được.
Dùng muối hữu cơ
Vào chiều tối chúng ta nên lấy muối hòa tan với nước để phun lên cây có nhện đỏ để tạo môi trường ẩm và mát hơn. Lúc này thì muối kali sẽ chà sát vào cơ thể của nhện đỏ.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Khi chúng ta sử dụng tinh dầu bạc hà phun lên cây sẽ có tác dụng lên mắt và da của nhện đỏ sau đó tiêu diệt chúng. Đây là một trong những biện pháp phòng trừ nhện đỏ hiệu quả hoặc để trị khi mật độ còn thấp.
Dùng dầu ăn và nước rửa chén
Chuẩn bị 2-3 lít nước pha chung 1 muỗng dầu ăn và 1 muỗng nước rửa chén phun rồi phun lên loại cây trồng bị nhện đỏ tấn công. Sau khi phun cần để dung dịch 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
Thiên địch của nhện đỏ (hay còn gọi là kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ)
Thiên địch có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt nhện đỏ và có các loại thiên địch như:
- Nhện đỏ Galandromus (Metaseiulus) occidentalis, loài nào có 1 đặc điểm rất hay là nó cùng kích thước với nhện đỏ nhưng khác biệt là nó không có các chấm và có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nâu. Chúng có khả năng tiêu diệt nhện đỏ nhưng hiệu quả không cao lắm.
- Phổ biến nhất là các loại bọ rùa Stethorus sp và bọ cánh cộc Oligota. Chúng hay xuất hiện vào những lúc nhện đỏ có mật độ cao.
- Bù lạch 6 chấm Scolothrips sexmaculatus
- Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P
- Bọ xít nhỏ Orius tristicolor và Chysoperla carnea cũng là thiên địch của nhện đỏ.
- Nấm thuộc giống Entomopthora (xuất hiện ở vùng nóng ẩm).
Các loài thiên địch của nhện nêu trên thường thì không chế nhện ở dưới ngưỡng gây hại nên chúng ta không phải cần sử dụng các loại thuốc hóa học trừ nhện.
Nếu chúng ta thường xuyên sử dụng thuốc hóa học nhiều thì dễ gây tái phát nhện đỏ. Tại vì, chúng ta phun thuốc hóa học vô tình tiêu diệt đi các thiên địch của nhện đỏ. Ngoài ra, thì nhện đỏ có khả năng dần dần thích nghi được và kháng lại thuốc cao.
>> Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học đặc trị nhện đỏ