Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì bệnh hại và sâu hại là những vấn đề người nông dân quan tâm nhất. Nếu như sâu hại nhiều làm gây hại mạnh trên cây trồng làm cho cây trồng kém phát triển và năng suất giảm. Sâu khoang là một trong các loại sâu gây hại nhiều nhất. Do đó bài viết này sẽ chia sẽ đến bà con cách diệt sâu khoang hiệu quả an toàn.
Sâu khoang (sâu ăn tạp) phá hại ở nhiều loại cây trồng và làm thiệt hại nặng nề mùa vụ đối bà con nông dân. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ các Đặc điểm của sâu khoang ? Đối tượng gây hại của sâu khoang ? Biện pháp phòng trừ sâu khoang ? để giúp cho bà con cho thêm kiến thức phòng trừ sâu khoang (sâu ăn tạp) hiệu quả nhất nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Tìm hiểu về sâu khoang và cách diệt sâu khoang an toàn hiệu quả
Đặc điểm của sâu khoang
- Tên khoa học: Spodoptera litura
- Họ: Noctuidae
- Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái
- Trứng: 1 con cái có thể đẻ khoảng 500-2.000 trứng, còn 1 ổ thì có khoảng 50-200 trứng. Trứng có hình bán cầu, có độ dài khoảng 0,4-0,5mm. Khi trứng mới đẻ có màu vàng, sau chuyển sang màu vàng tro, lúc sắp nở thì có màu tro đậm.
- Sâu non: Khi sâu ở tuổi 6 có độ dài khoảng 36-51 mm ( sâu có 6 tuổi). Sâu ở tuổi còn nhỏ có màu xanh lục sau đó lớn lên chuyển sang màu nâu đậm và có thêm những sọc vàng hoặc sọc trắng. Khi sâu còn lớn thì có hai chấm màu đen ở đốt thứ nhất, hai chấm to lên theo độ lớn lên của sâu tạo thành khoang đen trên lưng nên được gọi là “sâu khoang” (sâu ăn tạp).
- Nhộng: có mùa xanh đọt chuối, dài khoảng 18-20mm, khi lớn hơn chuyển sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hóa, nhộng có màu nâu đen và các đốt cuối của con nhộng có thể cử động được.
- Sâu trưởng thành (Ngài): thường có chiều dài khoảng 20 -25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cánh trước có màu nâu vàng, ở giữa của cánh có các vân trắng, cánh sau màu hơi trắng óng ánh. Bướm thường đẻ được khoảng 300 trứng.
Đặc điểm sinh học, sinh thái
- Vòng đời: 25 – 48 ngày
– Trứng: 3 – 7 ngày
– Sâu non: 12 – 27 ngày
– Nhộng: 8-10 ngày
– Trưởng thành: 2 – 4 ngày
- Bướm (ngài) hoạt động mạnh vào ban đêm. Nó có thể bay cao khoảng 6-7m và bay xa hàng chục mét. Bướm có xu tính với muig chua ngọt và ánh sáng xó bước song ngắn.
- Sâu tuổi 1-2 thì ăn các phần diệp lục của lá, còn lại lớp biểu bì trắng thì sâu non k ăn mà nó chừa lại.
- Sâu từ tuổi 3-4 phá hại mạnh, chủ yếu là cắn thủng lá và gân lá, có khi ăn trụi lá
- Sâu tuổi 6 khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. ở tuổi lớn, nếu thiếu thức ăn thì sâu có thể ăn thịt lẫn nhau và không những ăn lá cây mà ăn trụi cả thân,
- Sâu khoang (sâu ăn tạp) phá hại mạnh vào lúc sáng sớm, khi nắng lên thì sâu chui vào lá để ẩn nấp và đến chiều tối thì sâu bắt đầu chui lên tiếp tục phá hại suốt đêm.
Đối tượng gây hại của sâu khoang
Sâu khoang hại cà chua
– Sâu tuổi nhỏ ăn các chất diệp lục của lá cà chua, sâu non chùa lại các lớp biểu bì màu trắng.
– Sâu khoang tuổi lơn ăn toàn bộ thịt lá của cây chủ chỉ chừa lại gân lá. Mật độ sâu cao có thể làm cho lá cà chua rụng rất nhanh
Sâu khoang rau muống
– Sâu non gây hại cho rau muống bằng cách nó ăn các phần non của các lá non và chừa lại các biểu bì lá.
– Sâu non ăn các diệp lục của lá, lúc lớn lên chúng chuyển sang ăn cả lá và cuống lá .
– Sâu thường phá hại rau vào lúc sáng sớm và chiều tối.
Sâu khoang bắp cải
– Con trưởng thành hoạt động mạnh vào ban đêm và thích ác mùi chua ngọt, chúng thường đẻ trứng mặt dưới của lá.
– Sâu non mới nở ăn các chất diệp lục của lá. Sâu non phá hại mạnh nhất là ban đêm.
– Sâu tuổi lớn ăn các khuyết lá, chỉ còn lại gân lá.
Biện pháp phòng trừ sâu khoang – Hướng dẫn 3 cách diệt sâu khoang hiệu quả nhất
Biện pháp canh tác – Biện pháp phòng trừ sâu khoang xuất hiện trên đồng ruộng
Nói đến các cách diệt sâu khoang và phòng ngừa chúng trở lại trên đồng ruộng thì bà con nông dân cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau trong quá trình canh tác:
– Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm kịp thời phát hiện sâu hại, để tiêu diệt sâu non mới nở một cách hiệu quả.
– Nên thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, trước khi vào mùa vụ mới nên cày bừa, phơi ải xử lý nhộng, sâu non bằng cách cho nước và ngập ruộng khoảng 2-3 ngày.
– Nếu phát hiện sâu non chúng ta nên tiêu diệt bằng tay.
Biện pháp hóa học
Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin (Abamectin; Tập kỳ 1.8 EC Abatin 1.8 EC; Silsau 3.6 EC…); các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như V-BT; Biocin 8000 SC, Dipel 32 WP có nguồn gốc NPV như Vicin- S… hoặc thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Karate 2.5 EC, SecSaigon 5 EC…
Biện pháp sinh học – cách diệt sâu khoang an toàn hiệu quả nhất
Một trong những biện pháp phòng trừ sâu khoang an toàn hiệu quả nhất phải kể đến là dùng các biện pháp sinh học: chính là sử dụng các thiên địch có sẵn trên đồng ruộng để tiêu diệt sâu khoang. Mặt khác có thể dựa trên đặc tính ưa thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn của sâu khoang để thiết lập các bẫy bắt sâu trực tiếp trên đồng ruộng.
Cụ thể như sau:
- Sử dụng nhóm thiên địch để tiêu diệt sâu khoang
– Các loài ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng.
– Ong kí sinh: Cotesia prodeniae, Telenomus remus.
– Vi khuẩn BT, virus nhân đa diện.
- Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy chua ngọt có hiệu quả.
- Sử dụng thuốc diệt sâu RV07 để tiêu diệt sâu khoang hiệu quả