CÔN TRÙNG HẠI CÂY TRỒNG

Tiết kiệm thời gian và chi phí khi trị rệp sáp bằng sinh học

Trị rệp sáp bằng sinh học

Rệp sáp là một loại côn trùng phá hại mạnh và vô cùng nguy hiểm đối với cây trồng. Do đó trong quá trình canh tác, bà con cần lưu ý cách phòng ngừa và tiêu diệt rệp sáp khi chúng xuất hiện trên cây trồng. Do đó hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bà con đặc điểm của rệp sáp, loài rệp sáp thường hại những cây nào, sau cùng là hướng dẫn trị rệp sáp bằng sinh học? 

Đặc điểm loài rệp sáp và hướng dẫn trị rệp sáng bằng sinh học

Đặc điểm của rệp sáp

Tên khoa học: Pseudococcus spp.

Đặc điểm hình thái của rệp sáp Pseudococcus spp

Rệp sáp có độ dài khoảng 2,5-4mm , chiều ngang khoảng 0,8-3mm, thân có nhiều sợi sáp màu trắng. Rệp có hình oval (hình bầu dục). Con đực nhỏ hơn có cánh, mắt đen to, không có sáp ,nó không ăn chỉ chờ giao phối, con cái không có cánh.

Trứng được để trong bọc và xếp chồng lên với nhau, có hình bầu dục màu trắng. 

Rệp non nhỏ, màu xám sau khi lột xác lần 1 thì chuyển thành màu hồng nhạt, lúc này còn nhỏ nên chưa có sáp trắng. Rệp sau 1 tuần khi nở sẽ hình thành các tua gần đuôi, sau ngày càng lớn thì tua cũng hình thành lên và cơ thể sau đó dần xuất hiện các áp trắng bao phủ. Tuy nhiên, khi có các áp trắng này thì làm cho rệp sáp di chuyển chậm hơn và chúng thường đi tìm những nơi kín đáo để sống.

Vòng đời rệp sáp

  • Trứng 3 – 5 ngày
  • Rệp non 6 – 7 ngày
  • Trưởng thành 20 – 30 ngày.
Vòng đời rệp sáp

Vòng đời rệp sáp

Một con đẻ trứng được khoảng 200-500 trứng. Nếu nắng tầm 28°c thì khả năng trứng nở cao hơn so với bình thường, khoảng 4-5 ngày trứng sẽ nở.

Sau khi rệp lớn lên thành rệp trưởng thành thì sau khoảng 25-30 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Rệp sau khi đẻ xong thì khoảng 20- 30 ngày sau sẽ chết. Vòng đời rệp sáp khoảng 45-60 ngày tuổi.

Rệp sáp gốc phát triển mạnh vào mùa mưa, tập trung nhiều nhất là ở phần rễ chính. Nếu mật độ lên cao thì chúng lây lan sang các vùng rễ khác như là rễ nang, rễ tơ.

Đặc điểm gây hại

Đầu tiên khi giai đoạn mới kí sinh thì rệp thường tập trung ở trung tâm gốccaay hoặc ở mặt đất . Sau đó, rệp lan dần sang các rễ xung quanh. Rệp tập trung phá hại từ khi rễ cây con non đến khi cây chết đi. 

Nếu mật độ rệp sáp ở rễ cao thì làm cho cây sinh trưởng kém, rụng lá, giảm sản lượng và chất lượng nông sản hoặc có thể chết.

Nếu cây bị nặng thì có lớp màu đen che phủ lá, quả, cành làm cho cây quang hợp kém đi.

Rệp không vận động đi lại mà chúng di chuyển nhờ loài kiến

Loài rệp sáp thường gây hại những cây nào

Rệp sáp hại cây ăn quả

Rệp sáp trên cây có múi

Đối với cây có múi thì rệp sáp gây hại ở các lá, đọt non và cả hoa, trái…Nếu bị nặng cây có thể bị vàng lá, quả có thể kém phát triển hoặc rụng.

Rệp sáp gây hại chủ yếu những lúc thời tiết khô han và mùa nắng 

  • Rệp sáp hại xoài
Rệp sáp hại xoài

Rệp sáp hại xoài

Ở cây xoài thì rệp sáp chủ yếu gây hại ở quả non và làm cho quả xoài bị ảnh hưởng nặng nề về chất lượng, sản lượng của xoài.

Ở lá các rệp sáp chích hút nhựa các lá non, cuống trái xoài làm cho trái chậm phát triển. 

  • Rệp sáp hại sầu riêng
Rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp hại sầu riêng

Đối với cây sầu riêng thì nó hại đa số trên các bộ phận của cây gồm có: lá, rễ, cành, bông, trái…Rệp sáp gây hại nặng nhất ở cây là trái non và bông sầu riêng.

Bông sầu riêng: khi rệp sáp tấn công bông làm cho cuống bông bị teo tóp, bông héo và dễ rụng hơn.

Trái non: cuống trái cũng bị teo tóp, gai trên trái sầu riêng không đồng đều, trái sầu riêng bị méo mó và dễ rụng hơn.

Ngoài ra, rễ cây cũng bị rệp sáp tấn công mạnh làm cho rễ cây kém phát triển và hay hay bị các loại bệnh như thối rễ, xì mũ do các nấm bệnh gây ra.

Rệp sáp trên cây cảnh

  • Rệp sáp ở hoa hồng
Rệp sáp ở hoa hồng

Rệp sáp ở hoa hồng

Khi bị rệp sáp tấn công trên hoa hồng  nếu nhẹ thì lá hoa hồng có những đốm trắng nhỏ. Nếu bị nặng, thì sẽ tạo thành các mảng bao phủ trên lá, làm cây quang hợp kém đi. Từ đó, làm cho cây kém phát triển, lá hoa hồng bị khô và rụng đi cho đến khi cây chết đi.

  •  Rệp sáp trên cây mai
Rệp sáp trên cây mai

Rệp sáp trên cây mai – hướng dẫn trị rệp sáp bằng sinh học

Rệp sáp chuyên hút nhựa cây mai làm cho cây mai héo dần và sau đó chết đi. 

Nếu mật độ rệp sáp trên cây mai cao thì rệp sẽ hút sạch hết nhựa trong lỗi gõ làm cho cây kém phát triển, héo cây và dễ cây dễ gãy hơn.

Rệp di chuyển nhờ loài kiến. Lúc này kiến sẽ tha rệp từ dưới rễ lên tới tận ngon cây mai rồi di chuyển hết các bộ phận của cây. Cây mai bị rệp hút nhựa để sống và rệp sẽ tiết ra các chất ngọt cho kiến ăn. 

  • Rệp sáp hại hoa lan
Rệp sáp hại hoa lan

Rệp sáp hại hoa lan

Rệp gây hại bằng cách là chích hút lá cây, cuống của hoa, nụ và thân cây.

Nếu bị nặng lá cây lan bị vàng, rụng đi và teo tóp lại đến chết. Nếu lan đang trong quá trình tạo nụ cho hoa thì rệp cúng tấn công nụ và tạo ra những bông hoa lan không bình thường.

Rệp thường gây hại vào mùa nắng và thời han khô 

Rệp sáp ở cây cà phê

Rệp sáp ở cây cà phê - Hướng dẫn nhận biết rệp sáp trên cây cà phê và trị rệp sáp bằng sinh học hiệu quả

Rệp sáp ở cây cà phê – Hướng dẫn nhận biết rệp sáp trên cây cà phê và trị rệp sáp bằng sinh học hiệu quả

Ở cây cà phê thường có 2 loại rệp gây hại đó là: rệp sáp tấn công rễ và tấn công các đọt non, lá non, quả.

Rệp sáp hại rễ: chúng thường sống ẩn nấp trong đất, bu quanh rễ cây và chúng hút nhựa cây cà phê làm cho cây thiếu dinh dưỡng, kém phát triển, rồi chết đi. Ngoài ra, nơi chúng sống có các vết thương tạo điều kiện cho các nấm bệnh tấn công cây trồng.

Rệp sáp hại quả, chồi non: chúng thường đẻ trứng ở các nách lá, các chum bông, quả cà phê. Sau khi nở thành con non và nó bắt đầu đi hút chích nhựa cây cà phê. Nơi rệp sinh sống có các mảng màu trắng sáp làm cho cây giảm năng suất.

Trị rệp sáp bằng sinh học

Có nhiều biện pháp phòng trừ rệp sáp xử lý rệp sáp nhưng đặc biệt nhất là cách xử trị rệp sáp bằng sinh học. Hiện nay thì cách xử lý này đang được nhiều bà con nông dân thực hiện cho vườn nhà mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn 2 biện pháp phòng trừ hiệu quả cho cây. Đó là dụng cụ rửa chén trừ rệp sáp và dùng thuốc diệt trừ rệp sáp. 

Dụng cụ rửa chén trừ rệp sáp

Chúng ta có thể tiêu diệt rệp sáp bằng nước rửa chén. 

Hướng dẫn thực hiện: gồm có 3 bước 

  • Bước 1: chúng ta chuẩn bị 10ml nước rửa chén, 2 muỗng canh dầu ăn, và 1,5 lít nước. Sau đó chúng ta sẽ trộn các hỗn hợp này lại với nhau.
  • Bước 2: Tiếp đó chúng ta lấy hỗn hợp vừa mấy trộn lại với nhau cho vào bình xịt đem đi xịt lên cây trong vòng bán kính 60 cm để chắc chắn là tiêu diệt sạch rệp sáp. Chú ý nên xịt lúc 9-10 giờ sáng vì lúc này trời nắng làm cho hỗn hợp mấy phun lên cây nhanh khô hơn và hiệu quả cao hơn. 
  •  Bước 3: Sau khi hỗn hợp khô nên vệ sinh thân cây để loại bỏ rệp sáp bám trên thân cây. Chúng ta nên sử dụng 1 tuần 2 lần xịt để hiệu cao và tiêu diệt hết rệp sáp khu vườn nhà ban.

Thuốc trị rệp sáp bằng sinh học

Cách dùng:

  • Phun lá: 60 – 100 lít nước và chúng ta nên phun những lúc thời tiết mát 
  • Tưới gốc: 100 – 200 lít nước chúng ta nên tưới theo tán cây
Cách trị nhện đỏ, rệp sáp, rầy xanh
Trị rệp sáp bằng sinh học

RV06 - Đặc trị nhện sáp rầy xanh

RV06 là thiên địch có lợi giúp tấn công NHỆN SÁP - RẦY XANH côn trùng gây hại trên cây trồng.
Lây nhiễm mạnh, xua đuổi nhanh, hạn chế côn trùng sinh sản trong vườn.
Kiểm soát dịch hại, ấu trùng, trứng giúp ngăn ngừa bùng phát
Phổ rộng, hiệu lực kéo dài, an toàn sử dụng
author-avatar

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều. Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng. Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.