Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới, dưa hấu, sầu riêng là một trong những loại dịch hại làm thất thoát năng suất thu hoạch nghiêm trọng. Nấm bệnh tấn công lên các vết nứt của thân, ăn sâu vào mạch dẫn làm cây trở nên còi cọc, kém phát triển, nặng hơn có thể làm chết cây nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Qua bài viết này, CNC muốn cung cấp đến nhà nông các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân khiến cây bị nứt thân chảy mủ để tìm ra biện pháp và thuốc đặc trị bệnh xì mủ trên cây trồng hiệu quả và an toàn, giảm bớt phần nào nỗi âu lo của bà con nông dân.
Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý bệnh nứt thân chảy nhựa trên cây trồng
Dấu hiệu nhận biết bệnh
- Bệnh thường xuất hiện ở các vùng cổ rễ, gốc, thân và cành già, sau đó phát triển và lây lan thông qua các vết thương trên thân cây. Rễ, thân cây khi bị bệnh có dấu hiệu thối nhũn, vỏ cây sần sùi có màu nâu đen, sau đó khô dần, nứt dọc, bong ra và chảy mủ.
- Vết bệnh có thể ăn sâu vào trong mạch dẫn làm cây mất khả năng hút dinh dưỡng, ngọn cây kém phát triển, lá vàng và rụng dần, bệnh kéo dài có thể làm cây suy yếu và chết khô.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp. gây ra trên nhiều loại cây trồng. Đặc biệt khi cây bị thiếu canxi dẫn đến vỏ cây, vỏ trái dễ bị nứt ra và nấm bệnh sẽ nhanh chóng tấn công, xâm nhập qua vết thương.
- Ngoài ra, một số vườn có mật độ trồng cây quá dày, khi trời mưa nhiều, nước không thoát kịp, độ ẩm không khí tăng cao, tạo điều kiện cho nhiều nấm bệnh sinh trưởng và phát triển tấn công lên cây trồng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Một số loại cây trồng thường bị nứt thân và xì mủ
Nứt thân xì mủ dưa hấu, dưa lưới
Bệnh nứt thân xì mủ trên họ dưa, bí do nấm Mycosphaerella citrullina gây ra. Thời tiết nóng và mưa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển và lây lan mạnh mẽ. Bệnh thường xuất hiện trên thân, lá và trái của dưa.
Trên thân: Nấm thường xuất hiện ở phần nhánh thân có hình bầu dục, làm khuyết một phần thân hay nhánh cây, ban đầu vùng bệnh ứa ra các giọt nhựa màu nâu đỏ, sau đó chuyển thành nâu đen, vỏ cây khô và nứt ra làm cây héo dây hay héo nhánh.
Trên lá: Đốm bệnh không đều, chúng xuất hiện từ bìa lá rồi lan vào bên trong lá. Lúc đầu là một đốm nhỏ, úng nước, sau đó khô lại rồi lan ra thành mảng hình vòng cung, gây khô và lá chết dần.
Trên trái: Tương tự trên thân và lá, ban đầu bệnh xuất hiện với những đốm nhỏ màu nâu, nhũn nước sau đó khô lại và làm vỏ của trái bị nứt ra.
Bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng
Bệnh nứt thân chảy nhựa trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora spp. gây ra, chúng tồn tại trong đất, gây bệnh trên hầu hết các bộ phận từ rễ, thân, lá và quả của sầu riêng.
Cây sầu riêng trồng ở vùng đất thấp, ẩm độ cao thì rất dễ nhiễm nấm Phytophthora.
Trên rễ: Khi nhiễm bệnh, rễ non thối có màu nâu đen, rễ chết dần, sau đó nấm tiếp tục lan lên các phần trên, làm chảy nhựa thân.
Trên thân: Vỏ thân nứt ra, vết bệnh ướt nhũn, có mùi thối và xì gôm màu nâu sau đó chuyển dần sang màu hồng, lan nhanh vào bó mạch. Phần mạch dẫn khi bị tấn công có màu nâu sẫm, không thể hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây.
Trên lá: Nấm bệnh tấn công trên lá với những đốm đen nâu nhỏ, làm lá vàng, sau vài ngày lan ra rất nhanh, lá chuyển sang màu nâu, lá nhũn, khô và rụng dần. Khi có mưa hay gió mạnh sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát tán khắp cả vườn.
Trên trái: Bệnh có thể xuất hiện trên trái với một vài chấm nhỏ màu nâu đen theo chiều dọc từ cuống trái sầu riêng xuống quanh trái. Khi trái già, vết bệnh nứt ra làm trái thối rụng.
Nứt thân xì mủ mít
- Bệnh gây hại trên cây mít chủ yếu ở những cây trên 2 năm tuổi với triệu chứng xuất hiện ban đầu là các giọt mủ trắng chảy ra từ thân cây. Sau khi cạo các lớp vỏ thân ra, sẽ thấy các vệt hóa nâu chạy đều theo mạch dẫn, mở rộng dần, vỏ thân bị nứt ra và có mùi thối.
- Lá phía trên vết bệnh, thường có màu vàng và rụng sớm, lá mới mọc thường nhỏ và phát triển kém. Phần ngọn trụi lá khô dần và có thể chết.
Cách phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ trên cây trồng
Cách phòng bệnh nứt thân xì mủ (xì gôm)
- Mỗi loại cây phải được trồng với mật độ phù hợp, đủ ánh nắng.
- Tưới đủ nước trong mùa nắng và tạo các rãnh, mương thoát nước triệt để trong mùa mưa, không để nước ứ đọng lâu ngày trong gốc cây.
- Thường xuyên vệ sinh, làm cỏ để tạo độ thông thoáng xung quanh gốc cây, cắt tỉa và tiêu hủy các cây bị bệnh.
- Thăm vườn và theo dõi cây trồng thường xuyên để phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời.
- Chăm sóc cây trồng, bổ sung dinh dưỡng cân đối và phù hợp để cây tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.
Thuốc đặc trị nứt thân xì mủ trên cây trồng – Chế phẩm sinh học RV04
Thành phần của thuốc
- Vi sinh vật tổng số: Chaetomium spp, Bacillus sp (1×108 CFU/ml).
- Bổ sung: Enzyme (hoạt chất kháng sinh sinh học từ nấm Chaetomium spp) giúp quá trình tiêu diệt nấm bệnh diễn ra nhanh, hiệu quả cao.
Công dụng của chế phẩm sinh học RV04
Tiêu diệt nấm bệnh: RV04 giúp tiêu diệt các loại nấm Phytophthora, Fusarium gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên bưởi, cam, mít, sầu riêng hiệu quả cao.
Tăng sức đề kháng: Hợp chất Chaetoglobosin C trong RV04 có khả năng kích kháng cây trồng, tăng sức đề kháng cho cây để cây chống chọi được với thời tiết và các tác nhân gây bệnh.
An toàn, hiệu quả: Sản phẩm không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
>> Xem ngay: Thuốc trị nứt thân xì mủ RV04
Cách sử dụng chế phẩm RV04 trị nứt thân, xì mủ trên một số cây trồng
Trước khi sử dụng thuốc, bà con cần loại bỏ những phần bị thối và chết đen tại vị trí thân bị chảy mủ, chỉ cạo phần bên ngoài, không cạo quá sâu vào bên trong lõi.
Sau đó dùng cọ phết thuốc lên vết bệnh để diệt trừ nấm bệnh, làm khô vết bệnh và cây sẽ không xì mủ nữa. Tùy vào mỗi loại cây trồng, hàm lượng thuốc được pha theo liều lượng khác nhau để xử lý bệnh triệt để hơn.
- Đối với các loại cây ăn quả, có múi như sầu riêng, mít, bưởi: Pha 10ml thuốc RV04 với 4 lít nước.
- Với loại cây như dưa, bầu bí có thể pha 5ml thuốc với 2-3 lít nước để phun lên thân, cành, lá cây.
Sau khi đã bôi lên vết bệnh, tiếp tục dùng thuốc phun đều lên toàn bộ cây, xung quanh gốc cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 5 ngày.
Phun thuốc vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát, có thể kết hợp thuốc với các loại thuốc BVTV và phân bón khác để tăng tính hiệu quả, bảo vệ cây trồng.