Các cây họ đậu, hành tím, cà chua,… là những đối tượng gây bệnh ưa thích của sâu xanh da láng. Với khả năng sinh sôi nhanh, vòng đời ngắn cùng khả năng kháng thuốc trừ sâu cao nên sâu xanh da láng rất khó phòng trừ. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì vụ mùa của bà con có nguy cơ tổn thất rất cao. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến bà con nông dân đặc điểm nhận biết sâu xanh da láng, phương thức gây hại và 4 biện pháp sinh học phòng trị sâu xanh da láng an toàn hiệu quả.
4 Cách tiêu diệt sâu xanh da láng bằng sinh học an toàn hiệu quả
Đặc điểm sâu xanh da láng
- Tên khoa học: Spodoptera exigua
- Họ Ngài Đêm: Noctuidae
- Bộ Cánh Vảy: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái của sâu xanh da láng
- Trứng: Sâu trưởng thành là một loại ngài đêm, thường bắt đầu đẻ trứng từ 3 đến 7 ngày sau khi vũ hóa. Ngài thường đẻ trứng ở mặt dưới của lá và thưởng ở khu vực đầu cành gần những bông hoa. Một con cái có thể đẻ khoảng 300 đến 600 trứng, còn 1 ổ thì có khoảng 50 đến 150 trứng. Trứng có hình bán cầu màu xanh lục và ổ trứng được phủ bởi một lớp lông trắng ở bên ngoài
- Sâu non: Sâu ở tuổi còn nhỏ có màu xanh lá sau đó lớn lên chuyển dần sang màu nâu và hình thành thêm các sọc viền cùng các đốm đen ở mặt lưng, sâu không có lông và gai trên cơ thể. Sâu non phát triển chiều dài từ 1mm đến 25-30 mm, khi đạt đến chiều dài thích hợp, sâu sẽ hóa nhộng.
- Sâu tuổi 1: Thân sâu có màu xanh lá hoặc xanh nhạt, đầu có màu đen bóng, mang nhiều lông, trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt. Sâu ở tuổi một kéo dài từ 2 – 5 ngày.
- Sâu tuổi 2: Các đốt trên thân xuất hiện rõ dần, bụng màu vàng xanh. Trên lưng xuất hiện các sọc màu trắng nhạt chạy dọc cơ thể. Thời gian phát triển từ 2 – 4 ngày.
- Sâu tuổi 3: Ban đầu có màu xanh vàng, sau chuyển dần sang màu xanh lá cây. Đầu màu vàng nhạt, mang nhiều lông. Sâu ở tuổi này kéo dài từ 2 – 3 ngày.
- Từ sâu tuổi 4 trở đi : Các vạch trên cơ thể rõ dần, cơ thể màu xanh nhạt.
- Nhộng: Có màu nâu và các mảng sẫm màu trên mỗi đốt, nhộng dài khoảng 15-20 mm. Trong quá trình hóa nhộng, sâu đào một khoang dưới đất sâu từ 1-2 cm và bắt đầu dệt kén.
- Sâu trưởng thành (Ngài): Cánh trước có màu nâu và xám, cánh sau có màu trắng. Sải cánh của ngài rộng khoảng 25-32 mm. Con đực và con cái trưởng thành giống nhau về hình thái, tới thời điểm giao phối, chỉ có con cái sản xuất pheromone để thu hút con đực. Sâu trưởng thành có 4-10 ngày để tìm bạn tình trước khi chết.
Vòng đời của sâu xanh da láng
- Giai đoạn trứng: khoảng 3-4 ngày
- Giai đoạn sâu non: 18 – 20 ngày
- Giai đoạn nhộng: 5-6 ngày
- Sâu trưởng thành (ngài đêm): 4 – 10 ngày
Tuổi thọ ngắn nhất của sâu xanh da láng khoảng 27 ngày. Tuy nhiên, hầu hết các cá thể có tuổi thọ từ 30 đến 40 ngày.
Con trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ trên lá, mỗi ổ thì có khoảng 50 đến 150 trứng, chúng thường đẻ trứng vào ban đêm từ giữa lá đến ngọn lá.
Tác hại của sâu xanh da láng? – Đặc điểm gây hại của sâu xanh da láng trên cây trồng
Thời tiết nóng, ít mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu xanh da láng phát triển thuận lợi và gây hại mạnh. Cùng điểm qua đặc điểm gây hại của sâu xanh da láng:
- Sâu non mới nở gây hại cho cây bằng cách gặm các biểu bì lá.
- Sâu tuổi lớn gây hại bằng cách ăn hết các phiến lá, khiến lá, cắn hết các đọt non khiến cho lá xơ xác trơ trụi chỉ còn sót lại mỗi gân lá. Sâu đục các lỗ trên quả mà không sống trong trong các lỗ đó.
Những loại cây trồng thường bị sâu xanh da láng tấn công
– Cây trồng chủ yếu sâu xanh da láng gây hại đó là: cây họ đậu, hành tím (hành lá), cà chua, ớt, rau cải…
Sâu xanh da láng hại cải
Sâu gây hại mạnh trên cây họ thập tự. Sâu non ăn lá, chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng hết lá, làm lá biến dạng. Mật độ sâu cao sẽ giảm năng suất.
Sâu xanh da láng hại đậu phộng
Sâu mới nở gây hại trên cây đậu phộng bằng cách ăn các phần non xung quanh ổ trứng, sâu ăn chủ yếu ở mặt dưới của lá và để lại những mạng tơ nhỏ. Sâu non có thể nhả tơ đan các lá cây lại với nhau tạo thành một cái kén tạm thời bảo vệ chúng khi kiếm ăn.
Khi lớn hơn, sâu cắn phá càng mạnh hơn, sâu cắn đọt non, ăn thịt lá chỉ chừa lại gân lá và có xu hướng di chuyển sang cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh vào sáng sớm hay chiều mát. Nếu gây hại nặng, có thể làm giảm năng suất đến 50 – 60%.
Sâu xanh da láng hại hành lá
Sâu non sau khi nở thì bò vào vỏ bọc lá và chui vào bên trong ống hành. Sâu non gây hại bằng cách ăn chất diệp lục của lá khiến khả năng quang hợp của cây suy giảm dẫn đến cây thiếu chất và còi cọc.
Sâu lớn hơn thì cắn phá mạnh làm cọng hành bị thủng lỗ chỗ và đứt gãy. Sâu có xu hướng phân tán sang các lá xung quanh.
Trường hợp nặng, sâu ăn trụi hết lá, không còn lá để bó khi thu hoạch. Một số trường hợp sâu còn gây hại cả củ.
Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày thường chui xuống đất tránh nắng.
Sâu xanh da láng hại cà chua
Sâu non mới nở gây hại trên cây cà chua bằng cách sống tập trung quanh ổ trứng gặm mô lá non.
Sâu lớn tuổi phân tán sang các lá xung quanh, cắn phá thủng lá và đục lỗ trên quả cà chua làm thối quả.
Sâu ăn phá mạnh vào ban đêm và lúc trời mát, ban ngày sâu ẩn nấp trong tán lá hoặc bò xuống đất tránh nắng nóng.
Sâu xanh da láng trên ớt
Sâu chủ yếu gây hại trên lá, làm cho lá ớt chỉ còn trơ khung, sâu lớn hơn tạo ra các lỗ.
Cây ớt bị sâu tấn công mạnh nếu trồng gần khu vực cây họ đậu đỗ.
Biện pháp phòng trừ sâu xanh da láng hiệu quả
Biện pháp canh tác
- Chọn giống cây trồng đã thu hoạch từ vụ trước ít sâu bệnh, sinh trưởng khỏe.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện ra ổ trứng và sâu non kịp thời để tiến hành tiêu diệt bằng tay cả ổ trước khi sâu phân tán ra xung quanh.
- Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch sạch sẽ, làm đất kỹ, xử lý sâu non và nhộng bằng cách đưa nước làm ngập ruộng.
- Trước khi trồng vụ mới nên làm cày bừa, làm sạch đất.
- Nếu sâu gây hại nặng thì nên luân canh vụ sau bằng các cây trồng nước như lúa nước vì sâu xanh da láng thường gây hại vụ sau nặng hơn vụ trước.
Biện pháp hóa học
Với mật độ nhẹ, phun các loại thuốc ít độc như: Abatin 1.8EC Silsau 3.6EC,…
Với mật độ gây hại cao, sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau: Atabron 5EC, Cascade 5EC, Dipel 3.2WP,…
Do sâu xanh da láng có khả năng kháng thuốc rất mạnh nên cần phải phun luân phiên nhiều loại thuốc mới có hiệu quả.
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học và phân bón hóa học thời gian dài làm nhiễm độc và mất cân bằng hệ sinh thái đất, khiến những đồng ruộng trở nên bạc màu, thoái hóa.
Do đó, mình khuyến khích bà con ưu tiên sử dụng các biện pháp sinh học để phòng trị sâu xanh da láng vừa đem lại hiệu quả xử lý và phòng ngừa tốt vừa an toàn cho người sử dụng và hệ sinh thái nông nghiệp.
Biện pháp sinh học – Cách phòng trừ sâu xanh da láng hiệu quả và an toàn nhất
Trong các cách phòng trị sâu xanh da láng thì sử dụng các biện pháp sinh học vừa đem lại hiệu quả vừa an toàn hơn rất nhiều so với các biện pháp hóa học.
4 cách tiêu diệt sâu xanh da láng bằng sinh học đó là:
- Sử dụng thiên địch
- Sử dụng dầu neem
- Sử dụng bả chua ngọt
- Sử dụng chế phẩm sinh học RV07
Sử dụng các loài thiên địch để trị sâu xanh da láng
Ong ký sinh : Ong kén vàng (Microplitis manilae), ong kén trắng (Chelonus sp.) và ruồi Peribaea
Nhóm vi sinh vật: Nomuraea rileyi, NPV, vi khuẩn và Nosema bombylist
Để biện pháp sinh học phát huy hiệu quả thì bà con lưu lý phải bảo vệ các loài thiên địch của sâu xanh da láng bằng cách hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
Sử dụng dầu neem để trị sâu xanh da láng
Dầu neem (chiết xuất từ cây neem) được xem là một loại thuốc trừ sâu sinh học, một giải pháp thay thế thuốc trừ sâu hóa học được chú ý vài năm gần đây.
Cách tạo ra dầu neem tiêu diệt sâu xanh da láng với tỷ lệ như sau: trộn 5 ml dầu neem cùng với 2 ml xà phòng lỏng và 1 L nước. Lắc hỗn hợp thu được, cho vào bình xịt và phun đều lên hai mặt lá của cây trồng. Nên phun vào buổi sáng sớm hay chiều tối để giảm thiểu tác động đến các loài côn trùng có lợi.
Dầu neem không tiêu diệt côn trùng ngay lập tức mà nó ảnh hưởng đến hành vi của côn trùng. Thành phần quan trọng nhất trong dầu neem là azadirachtin. Khi côn trùng hấp thụ azadirachtin vào sẽ bịt kín các lỗ chân lông gây ngạt thở, làm sâu mất cảm giác thèm ăn và ham muốn sinh sản, ức chế trứng làm trứng sâu không nở được.
Sử dụng bả chua ngọt
Bả chua ngọt được sử dụng để thu hút ngài đẻ trứng .
Pha thuốc: 1kg mật mía pha với 5 lít nước, để nguội, trộn cùng 1 lít dấm chua, 3kg chuối tiêu chín kỹ, 0,5kg bã rượu nghiền nhỏ, 1 gói thuốc trừ sâu Peran 50EC + 2g Dipterex, trộn đều hỗn hợp.
Dụng cụ: Buộc một nắm rơm rạ khô lên đầu một cọc dài 1m, khoảng 200 cọc/ ha.
Cách dùng: Nhúng phần rơm vào hỗn hợp thuốc, cắm bả vào buổi chiều tối. Lặp lại 3 – 5 ngày một lần, thực hiện 3 lần. Con ngài bị thu hút bởi mùi thơm, khi gặp thuốc sẽ chết trước khi kịp đẻ trứng.
Sử dụng thuốc trừ sâu sanh da láng sinh học RV07 của thương hiệu Rồng Vàng
Thuốc trừ sâu RV07 cho khả năng tiêu diệt và phòng trừ hiệu quả các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu vẽ bùa và bọ trĩ hiệu quả trên nhiều loại cây trồng.
Hiện nay, các chế phẩm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đã và đang được nhiều nông dân tìm hiểu và đưa vào sử dụng.
Thuốc trừ sâu sinh học RV07 của thương hiệu Rồng Vàng là sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học an toàn và hiệu quả nhất trên thị trường.